Ông Lưu Đức Cường, Phó Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai nói: "Giếng nhà ông Lê Văn Bảo đúng là có hiện tượng nóng hơn so với các giếng khác trong cùng khu vực... nhưng đây chỉ là hiện tượng bất thường diễn ra trong thời gian nhất định sau đó lại trở lại bình thường giống như một số trường hợp tương tự đã từng xảy ra trước đây trên địa bàn tỉnh Lào Cai."
Như tin Vietnam+ đã đưa, thời gian vừa qua, tại thôn Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai xôn xao bởi tin về giếng nước ăn hằng ngày của gia đình ông Lê Văn Bảo, 55 tuổi, tự nhiên nóng lên bất thường.
Ngày 12/4, phóng viên TTXVN có mặt tại nhà ông Lê Văn Bảo, ông cho biết nước giếng đã hết nóng từ ngày 6/4 vừa qua và trở lại bình thường. Trước đó, từ ngày 21/2, nước giếng nhà ông có hiện tượng nóng lên, vợ chồng ông dùng để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt.
Kết quả phân tích mẫu nước giếng lấy tại nhà ông Lê Văn Bảo vào ngày 9/4 vừa qua của Trung tâm quan trắc môi trường thuộc Chi cục bảo vệ môi trường Lào Cai cho thấy, nước giếng có nhiệt độ tại thời điểm đo được là 35,8 độ C, trong khi mẫu nước của nhà bà Lê Thị Hiên (hàng xóm ông Bảo) chỉ đo được 23,9 độ C. Ngoài ra, mười bốn chỉ số khác về độ PH, hữu cơ phân hủy, kim loại nặng... đều ở mức cho phép.
Ông Lưu Đức Cường khẳng định rằng về nguyên nhân nước giếng nóng lên, cần có sự phân tích, đánh giá của các nhà địa chất học.
Nhưng theo ông có thể do địa bàn tỉnh Lào Cai có nhiều mỏ khoáng sản, đặc biệt là khu vực giáp thành phố Lào Cai nên xảy ra hiện tượng phân hủy thành phần phốt pho trong quặng Apatit, dẫn đến tình trạng nóng lên của một số giếng./.
Như tin Vietnam+ đã đưa, thời gian vừa qua, tại thôn Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai xôn xao bởi tin về giếng nước ăn hằng ngày của gia đình ông Lê Văn Bảo, 55 tuổi, tự nhiên nóng lên bất thường.
Ngày 12/4, phóng viên TTXVN có mặt tại nhà ông Lê Văn Bảo, ông cho biết nước giếng đã hết nóng từ ngày 6/4 vừa qua và trở lại bình thường. Trước đó, từ ngày 21/2, nước giếng nhà ông có hiện tượng nóng lên, vợ chồng ông dùng để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt.
Kết quả phân tích mẫu nước giếng lấy tại nhà ông Lê Văn Bảo vào ngày 9/4 vừa qua của Trung tâm quan trắc môi trường thuộc Chi cục bảo vệ môi trường Lào Cai cho thấy, nước giếng có nhiệt độ tại thời điểm đo được là 35,8 độ C, trong khi mẫu nước của nhà bà Lê Thị Hiên (hàng xóm ông Bảo) chỉ đo được 23,9 độ C. Ngoài ra, mười bốn chỉ số khác về độ PH, hữu cơ phân hủy, kim loại nặng... đều ở mức cho phép.
Ông Lưu Đức Cường khẳng định rằng về nguyên nhân nước giếng nóng lên, cần có sự phân tích, đánh giá của các nhà địa chất học.
Nhưng theo ông có thể do địa bàn tỉnh Lào Cai có nhiều mỏ khoáng sản, đặc biệt là khu vực giáp thành phố Lào Cai nên xảy ra hiện tượng phân hủy thành phần phốt pho trong quặng Apatit, dẫn đến tình trạng nóng lên của một số giếng./.
Hương Thu (TTXVN/Vietnam+)