Ở An Giang - địa phương đầu nguồn lũ, hiện nước lũ đang đổ mạnh về khu vực Tứ giác Long Xuyên bao gồm các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và vùng hạ lưu Long Xuyên, Chợ Mới.
Đáng lo ngại là mực nước đang ở mức cao, tại Núi Sập (Thoại Sơn) là 2,12m; Long Xuyên 2,47m; Lò gạch (Tri Tôn) 2,57m; Chợ Mới 3,29m…, cao hơn so đỉnh lũ năm 2000 từ 0,6m đến trên 0,9m.
Nước lũ đã đe dọa khoảng 70ha vụ thu đông mới của thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên. Tại tiểu vùng Kênh cấp 3 và 4 xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn), mực nước chỉ còn cách mặt đê khoảng 0,2-0,3m, đe dọa 120ha lúa 75 ngày tuổi.
Chính quyền địa phương đang huy động lực lượng quân đội và người dân áp dụng các biện pháp chống tràn trên đoạn đê dài khoảng 4,4km.
Tại tuyến đê Tây Kênh Nhà Lầu xã Bình Hòa (huyện Châu Thành), do đê yếu, bị thấm và rò rỉ trên 1km, lực lượng Sư đoàn 330 và Lữ 6 Pháo Binh (Quân khu 9) tập trung khẩn trương gia cố suốt đêm để bảo vệ cho tuyến đê không bị vỡ.
Ngoài ra tại các huyện đầu nguồn An Phú, Tân Châu và các huyện Chợ Mới, Long Xuyên nước vẫn còn duy trì ở mức cao.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn An Giang, nước lũ sẽ còn duy trì đến giữa tháng 11 nên gần 2.000 hộ dân cần lương thực và trên 4.000 hộ cần phương tiện câu lưới để mưu sinh.
Nước lũ còn làm sạt lở 22.743m2 đất bờ sông; các tuyến giao thông nội tỉnh ngập sâu từ 0,3 mét đến 1,5 mét, khiến toàn tỉnh có 54 điểm trường với 6.554 học sinh phải đi học bằng xuồng, ghe; 1.364 học sinh phải tạm nghỉ học, 662 ao cá bị ngập…, tăng gấp 2 lần so với ngày 4/10.
Tỉnh An Giang đang tranh thủ công ty Đạm Phú Mỹ khu vực Tây Nam Bộ hỗ trợ khẩn cấp 10.000 vỏ bao cho các địa phương gia cố đê và cùng Tổng công ty Lương thực, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực trên địa bàn tỉnh tổ chức cứu trợ lương thực cho người dân bị ảnh hưởng do vỡ đê, sạt lở đất, di dời nhà bị ngập do lũ... giúp họ sớm vượt qua khó khăn, nhanh chống ổn định đời sống
Cơn bão số 6 suy yếu đã chuyển thành áp thấp nhiệt đới gần bờ và ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới làm cho trường gió tây Nam hoạt động mạnh lên, thời tiết trong tỉnh An Giang có mưa vừa, mưa to dễ gây sạt lở đê.
Tỉnh chỉ đạo các huyện, thị, thành tuần tra xuyên suốt 24/24 giờ để phát hiện, xử lý nhanh các trường hợp rò rỉ nước, tràn qua thân đê, cống, đồng thời thông báo với nông dân có đất sản xuất vụ thu đông trong khu vực Tứ giác Long Xuyên phải túc trực thường xuyên tại nơi canh tác để chăm sóc lúa, phối hợp với lực lượng tuần tra bảo vệ đê đập, bảo vệ an toàn cho lúa và hoa màu đang canh tác./.
Đáng lo ngại là mực nước đang ở mức cao, tại Núi Sập (Thoại Sơn) là 2,12m; Long Xuyên 2,47m; Lò gạch (Tri Tôn) 2,57m; Chợ Mới 3,29m…, cao hơn so đỉnh lũ năm 2000 từ 0,6m đến trên 0,9m.
Nước lũ đã đe dọa khoảng 70ha vụ thu đông mới của thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên. Tại tiểu vùng Kênh cấp 3 và 4 xã Lương An Trà (huyện Tri Tôn), mực nước chỉ còn cách mặt đê khoảng 0,2-0,3m, đe dọa 120ha lúa 75 ngày tuổi.
Chính quyền địa phương đang huy động lực lượng quân đội và người dân áp dụng các biện pháp chống tràn trên đoạn đê dài khoảng 4,4km.
Tại tuyến đê Tây Kênh Nhà Lầu xã Bình Hòa (huyện Châu Thành), do đê yếu, bị thấm và rò rỉ trên 1km, lực lượng Sư đoàn 330 và Lữ 6 Pháo Binh (Quân khu 9) tập trung khẩn trương gia cố suốt đêm để bảo vệ cho tuyến đê không bị vỡ.
Ngoài ra tại các huyện đầu nguồn An Phú, Tân Châu và các huyện Chợ Mới, Long Xuyên nước vẫn còn duy trì ở mức cao.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn An Giang, nước lũ sẽ còn duy trì đến giữa tháng 11 nên gần 2.000 hộ dân cần lương thực và trên 4.000 hộ cần phương tiện câu lưới để mưu sinh.
Nước lũ còn làm sạt lở 22.743m2 đất bờ sông; các tuyến giao thông nội tỉnh ngập sâu từ 0,3 mét đến 1,5 mét, khiến toàn tỉnh có 54 điểm trường với 6.554 học sinh phải đi học bằng xuồng, ghe; 1.364 học sinh phải tạm nghỉ học, 662 ao cá bị ngập…, tăng gấp 2 lần so với ngày 4/10.
Tỉnh An Giang đang tranh thủ công ty Đạm Phú Mỹ khu vực Tây Nam Bộ hỗ trợ khẩn cấp 10.000 vỏ bao cho các địa phương gia cố đê và cùng Tổng công ty Lương thực, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực trên địa bàn tỉnh tổ chức cứu trợ lương thực cho người dân bị ảnh hưởng do vỡ đê, sạt lở đất, di dời nhà bị ngập do lũ... giúp họ sớm vượt qua khó khăn, nhanh chống ổn định đời sống
Cơn bão số 6 suy yếu đã chuyển thành áp thấp nhiệt đới gần bờ và ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới làm cho trường gió tây Nam hoạt động mạnh lên, thời tiết trong tỉnh An Giang có mưa vừa, mưa to dễ gây sạt lở đê.
Tỉnh chỉ đạo các huyện, thị, thành tuần tra xuyên suốt 24/24 giờ để phát hiện, xử lý nhanh các trường hợp rò rỉ nước, tràn qua thân đê, cống, đồng thời thông báo với nông dân có đất sản xuất vụ thu đông trong khu vực Tứ giác Long Xuyên phải túc trực thường xuyên tại nơi canh tác để chăm sóc lúa, phối hợp với lực lượng tuần tra bảo vệ đê đập, bảo vệ an toàn cho lúa và hoa màu đang canh tác./.
Thu Trang (TTXVN/Vietnam+)