Một tin vui đối với kinh tế Mỹ là nhu cầu ôtô và máy bay tăng mạnh đã giúp số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tăng 4% trong tháng bảy vừa qua, làm giảm bớt nỗi lo rằng kinh tế nước này có thể đang đứng bên bờ vực của một cuộc suy thoái mới.
Nhu cầu ôtô và linh kiện ôtô tăng 11,5%, mức tăng cao nhất trong tám năm, còn đơn đặt hàng máy bay tăng tới 43,4%, sau khi giảm 24% trong tháng Sáu. Sản lượng công nghiệp của Mỹ tăng 0,6% trong tháng Bảy, chủ yếu nhờ sản lượng ôtô tăng. Hoạt động chế tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế Mỹ kể từ sau khi suy thoái chính thức kết thúc vào tháng 6/2009.
Bên cạnh đó, báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho thấy thâm hụt ngân sách Liên bang sẽ ở mức 1.280 tỷ USD trong năm tài khóa hiện nay (kết thúc ngày 30/9), giảm nhẹ so với hai năm trước, nhưng vẫn là mức thâm hụt cao thứ ba trong vòng 65 năm, chỉ đứng sau hai năm vừa qua.
CBO nhận định trong thập kỷ tới, tổng mức thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ giảm 3.300 tỷ USD nếu thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi 917 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ yêu cầu trong thỏa thuận về nâng trần nợ công được thông qua hồi đầu tháng.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2021, thâm hụt ngân sách Liên bang sẽ chiếm trung bình 4,3% GDP, thấp hơn mức 8,5% của tài khóa hiện nay.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, trong 10 tháng đầu của tài khóa này, tổng thâm hụt ngân sách Liên bang của Mỹ là 1.100 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách sẽ còn lớn hơn nếu chính sách ưu đãi thuế từ thời cựu Tổng thống George W. Bush dự kiến hết hạn vào cuối năm nay được gia hạn thêm.
CBO cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn yếu trong vài năm tới, ở mức 2,3% trong năm nay, 2,7% trong năm tới và tăng lên mức trung bình 3,6%/năm trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp giảm không đáng kể, từ 9,2% trong năm nay xuống còn 8,5% vào quý IV/2012.
Trong khi đó, nhà phân tích Michael Feroli ở JPMorgan Chase dự đoán kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chỉ 1% trong nửa cuối năm nay, sau khi đạt mức tăng 0,8% trong nửa đầu năm. Nhận định tăng trưởng vẫn yếu trong hai năm tới, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã thông báo sẽ duy trì mức lãi suất gần 0% cho ít nhất đến năm 2013.
Theo quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Paul Ryan, những nhận định về tương lai kinh tế Mỹ của CBO một lần nữa khẳng định việc chi tiêu tốn kém trong vài năm qua không đưa tới sự phát triển kinh tế hoặc tăng thêm việc làm như Tổng thống đã hứa và như mong đợi của các gia đình người Mỹ.
Trong khi đó, hạ nghị sỹ Chris Van Hollen, nghị sỹ hàng đầu của đảng Dân chủ trong Ủy ban Ngân sách Hạ viện, lại cho rằng báo cáo đã nêu bật sự cần thiết trong việc kết hợp một cách cân bằng các biện pháp tạo việc làm với các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách.
Hiện các thành viên của Ủy ban lưỡng đảng về giảm thâm hụt ngân sách đang xem xét lại các đề xuất cho vấn đề này được đưa ra trong những năm gần đây. Ủy ban này được thành lập theo thỏa thuận nâng trần nợ công và dự kiến có cuộc họp đầu tiên vào ngày 16/9, với nhiệm vụ tìm kiếm các giải pháp để giảm ngân sách ít nhất 1.200 tỷ USD trong 10 năm tới.
Các đề xuất về giảm thâm hụt ngân sách chắc chắc sẽ được ủy ban này xem xét lại, trong đó có báo cáo Bowles-Simpson vào tháng 12/2010, với việc kêu gọi tăng thuế và cắt giảm mạnh chi tiêu. Ủy ban sẽ phải hoàn tất việc xem xét và bỏ phiếu cho một đề xuất vào ngày 23/11 để đệ trình lên Quốc hội. Quốc hội sẽ bỏ phiếu cho đề xuất này vào ngày 23/12. Nếu những thời hạn này không đạt được, việc cắt giảm ngân sách 1.200 tỷ USD sẽ tự động được thực hiện từ năm 2013.
FED hiện không có nhiều lựa chọn để kích thích tăng trưởng kinh tế, khi yêu cầu cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ khiến chi tiêu bị cắt giảm mạnh và thuế có thể được tăng lên.
Chủ tịch FED được cho là sẽ thông báo về chương trình mua trái phiếu thứ ba trong phát biểu tại cuộc họp vào ngày 26/8, trong lúc chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) trị giá 6.000 tỷ USD đã kết thúc hồi tháng Sáu, còn tăng trưởng kinh tế vẫn gây thất vọng./.
Nhu cầu ôtô và linh kiện ôtô tăng 11,5%, mức tăng cao nhất trong tám năm, còn đơn đặt hàng máy bay tăng tới 43,4%, sau khi giảm 24% trong tháng Sáu. Sản lượng công nghiệp của Mỹ tăng 0,6% trong tháng Bảy, chủ yếu nhờ sản lượng ôtô tăng. Hoạt động chế tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế Mỹ kể từ sau khi suy thoái chính thức kết thúc vào tháng 6/2009.
Bên cạnh đó, báo cáo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho thấy thâm hụt ngân sách Liên bang sẽ ở mức 1.280 tỷ USD trong năm tài khóa hiện nay (kết thúc ngày 30/9), giảm nhẹ so với hai năm trước, nhưng vẫn là mức thâm hụt cao thứ ba trong vòng 65 năm, chỉ đứng sau hai năm vừa qua.
CBO nhận định trong thập kỷ tới, tổng mức thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ giảm 3.300 tỷ USD nếu thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi 917 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ yêu cầu trong thỏa thuận về nâng trần nợ công được thông qua hồi đầu tháng.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2021, thâm hụt ngân sách Liên bang sẽ chiếm trung bình 4,3% GDP, thấp hơn mức 8,5% của tài khóa hiện nay.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, trong 10 tháng đầu của tài khóa này, tổng thâm hụt ngân sách Liên bang của Mỹ là 1.100 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách sẽ còn lớn hơn nếu chính sách ưu đãi thuế từ thời cựu Tổng thống George W. Bush dự kiến hết hạn vào cuối năm nay được gia hạn thêm.
CBO cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn yếu trong vài năm tới, ở mức 2,3% trong năm nay, 2,7% trong năm tới và tăng lên mức trung bình 3,6%/năm trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp giảm không đáng kể, từ 9,2% trong năm nay xuống còn 8,5% vào quý IV/2012.
Trong khi đó, nhà phân tích Michael Feroli ở JPMorgan Chase dự đoán kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chỉ 1% trong nửa cuối năm nay, sau khi đạt mức tăng 0,8% trong nửa đầu năm. Nhận định tăng trưởng vẫn yếu trong hai năm tới, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã thông báo sẽ duy trì mức lãi suất gần 0% cho ít nhất đến năm 2013.
Theo quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Paul Ryan, những nhận định về tương lai kinh tế Mỹ của CBO một lần nữa khẳng định việc chi tiêu tốn kém trong vài năm qua không đưa tới sự phát triển kinh tế hoặc tăng thêm việc làm như Tổng thống đã hứa và như mong đợi của các gia đình người Mỹ.
Trong khi đó, hạ nghị sỹ Chris Van Hollen, nghị sỹ hàng đầu của đảng Dân chủ trong Ủy ban Ngân sách Hạ viện, lại cho rằng báo cáo đã nêu bật sự cần thiết trong việc kết hợp một cách cân bằng các biện pháp tạo việc làm với các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách.
Hiện các thành viên của Ủy ban lưỡng đảng về giảm thâm hụt ngân sách đang xem xét lại các đề xuất cho vấn đề này được đưa ra trong những năm gần đây. Ủy ban này được thành lập theo thỏa thuận nâng trần nợ công và dự kiến có cuộc họp đầu tiên vào ngày 16/9, với nhiệm vụ tìm kiếm các giải pháp để giảm ngân sách ít nhất 1.200 tỷ USD trong 10 năm tới.
Các đề xuất về giảm thâm hụt ngân sách chắc chắc sẽ được ủy ban này xem xét lại, trong đó có báo cáo Bowles-Simpson vào tháng 12/2010, với việc kêu gọi tăng thuế và cắt giảm mạnh chi tiêu. Ủy ban sẽ phải hoàn tất việc xem xét và bỏ phiếu cho một đề xuất vào ngày 23/11 để đệ trình lên Quốc hội. Quốc hội sẽ bỏ phiếu cho đề xuất này vào ngày 23/12. Nếu những thời hạn này không đạt được, việc cắt giảm ngân sách 1.200 tỷ USD sẽ tự động được thực hiện từ năm 2013.
FED hiện không có nhiều lựa chọn để kích thích tăng trưởng kinh tế, khi yêu cầu cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ khiến chi tiêu bị cắt giảm mạnh và thuế có thể được tăng lên.
Chủ tịch FED được cho là sẽ thông báo về chương trình mua trái phiếu thứ ba trong phát biểu tại cuộc họp vào ngày 26/8, trong lúc chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) trị giá 6.000 tỷ USD đã kết thúc hồi tháng Sáu, còn tăng trưởng kinh tế vẫn gây thất vọng./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)