Các nhà khoa học Nhật Bản vừa nuôi thành công chuột mắc bệnh tăng nhãn áp gây mù (glaucoma).
Việc liên tục thí nghiệm và nghiên cứu trên loại chuột này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu về cơ chế phát bệnh glaucoma và nghiên cứu các loại thuộc giúp điều trị bệnh này.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Hokkaido cho biết, họ đã thông qua công nghệ tái tổ hợp gen nuôi thành công chuột mắc bệnh glaucoma. Trong cơ thể của loại chuột này không có hai loại gen là Vav2 và Vav3.
Gen Vav2 và Vav3 thông thường tồn tại trong giác mạc và tròng đen của mắt. Không có loại gen này, áp lực trong nhãn cầu của chuột sẽ tự nhiên nâng cao cùng với sự sinh trưởng của cơ thể, và sau 10 tuần sinh, áp lực nhãn cầu của chúng đã gấp 1,5 lần so với chuột bình thường.
Trước đó, các nhà khoa học mặc dù đã tìm được nhiều gen liên quan đến bệnh glaucoma, tuy nhiên vẫn chưa nuôi thành công động vật có áp lực nhãn cầu nâng cao tự nhiên và mắc bệnh glaucoma.
Các nhà khoa học cho biết, chuột mới được nuôi cấy thành công này có thể dùng cho thí nghiệm để nghiên cứu cơ chế phát bệnh glaucoma và giúp điều chế thuốc điều trị bệnh glaucoma./.
Việc liên tục thí nghiệm và nghiên cứu trên loại chuột này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu về cơ chế phát bệnh glaucoma và nghiên cứu các loại thuộc giúp điều trị bệnh này.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Hokkaido cho biết, họ đã thông qua công nghệ tái tổ hợp gen nuôi thành công chuột mắc bệnh glaucoma. Trong cơ thể của loại chuột này không có hai loại gen là Vav2 và Vav3.
Gen Vav2 và Vav3 thông thường tồn tại trong giác mạc và tròng đen của mắt. Không có loại gen này, áp lực trong nhãn cầu của chuột sẽ tự nhiên nâng cao cùng với sự sinh trưởng của cơ thể, và sau 10 tuần sinh, áp lực nhãn cầu của chúng đã gấp 1,5 lần so với chuột bình thường.
Trước đó, các nhà khoa học mặc dù đã tìm được nhiều gen liên quan đến bệnh glaucoma, tuy nhiên vẫn chưa nuôi thành công động vật có áp lực nhãn cầu nâng cao tự nhiên và mắc bệnh glaucoma.
Các nhà khoa học cho biết, chuột mới được nuôi cấy thành công này có thể dùng cho thí nghiệm để nghiên cứu cơ chế phát bệnh glaucoma và giúp điều chế thuốc điều trị bệnh glaucoma./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)