Kinh tế toàn cầu đang bị đuối sức trên con đường phục hồi từ cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại Suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước, do kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp và những căng thẳng xung quanh vấn đề tiền tệ, trong khi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu có thể sẽ khiến con đường này thêm nhiều chông gai.
Đây là nhận định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong báo cáo thường kỳ công bố ngày 18/11.
OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 4,2% trong năm 2011, trước khi trở lại mức 4,6% của năm nay vào năm 2012.
Trong báo cáo hồi tháng Năm, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay và năm tới lần lượt là 4,6% và 4,5%.
Tổng Giám đốc OECD Angel Gurria cho rằng, các biện pháp kích thích trong ngắn hạn đang ngày càng trở nên kém hiệu quả, mặc dù ông vẫn đặt hy vọng vào quyết định gây nhiều tranh cãi gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua chương trình thu mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD.
Phát biểu trước báo giới, ông cho rằng đà phục hồi kinh tế, mặc dù vẫn đang diễn ra, song ở tốc độ yếu hơn so với đầu năm nay.
Tăng trưởng kinh tế và thương mại đều đã chậm lại do các chương trình kích thích tài khóa và những nhân tố mang tính tạm thời khác đang mất dần hiệu lực.
Đối với triển vọng kinh tế của toàn khối OECD gồm 33 nước công nghiệp hóa, báo cáo đã điều chỉnh tăng nhẹ dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên 2,8% song lại giảm con số này của năm tới xuống 2,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp tại các nước thành viên OECD theo dự kiến sẽ duy trì ở mức cao tới 7,5% vào cuối năm 2012.
Mỹ là nơi mà tình trạng trì trệ có vẻ rõ nét nhất, khi OECD cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, thay vì mức dự đoán 3,2% trước đây.
Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng tốt trong năm nay, dự báo ở mức 3,7%, cao hơn mức 3,0% dự báo trước đó, nhưng sau đó con số này sẽ giảm mạnh xuống 1,7% năm 2011 và 1,3% năm 2012.
OECD ước tính khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ chỉ tăng 1,7% trong cả năm 2010 và 2011, trước khi tăng lên 2,0% vào năm 2012, do chính phủ các nước đang thắt chặt ngân sách, và những thành viên như Hy Lạp và Ireland đang phải gánh trên vai những khoản nợ lớn.
Pier Carlo Padoan, nhà kinh tế trưởng của OECD hối thúc các đối tác trong EU của Ireland giúp đỡ nước này đối phó với cuộc khủng hoảng nợ vừa mới xảy vài tháng ra sau khi Hy Lạp suýt bị vỡ nợ, dấy lên những nghi ngờ về tương lai khu vực Eurozone.
Trong khi đó, theo OECD, tốc độ phát triển tại các nền kinh tế đang nổi chủ chốt sẽ giảm xuống các mức bền vững hơn, và tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn thế giới.
OECD dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 10,7% trong năm nay, nhưng sau đó sẽ giảm xuống 9,7% trong năm hai năm tới, khi mà nhu cầu trong nước đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
Tại Ấn Độ, tăng trưởng GDP dự báo sẽ phục hồi lên 9,1% trong năm nay, trước khi giảm xuống 8,2% năm tới và 8,5% năm 2012.
OECD cho rằng thêm vào những bất ổn gia tăng về kinh tế toàn cầu do chính phủ các nước đang phải vất vả phục hồi đà tăng trưởng, với nền tài chính công vẫn còn "tơi tả" sau cơn bão khủng hoảng vừa qua, triển vọng kinh tế càng trở nên u ám do một loạt nguy cơ, như "bóng ma" cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, khả năng lãi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh và một vòng xoáy giảm giá nhà đất mới xuất hiện tại Anh và Mỹ.
Theo báo cáo của OECD, chính phủ các nước cần siết chặt kiểm soát khu vực tài chính công, đồng thời tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế nhằm tạo đà cho sự phục hồi vững chắc.
OECD cho rằng tất cả các chính phủ Eurozone cần đẩy mạnh việc thắt chặt ngân sách trong năm 2011, ngay cả khi điều này sẽ kìm hãm đà tăng trưởng, đồng thời cũng cần thực thi các biện pháp để đảm bảo rằng các khoản thâm hụt lớn sẽ được loại bỏ. Đặc biệt, báo cáo cảnh báo các mức lãi suất hiện đang được giữ ở các mức thấp kỷ lục để hỗ trợ kinh tế, cần bắt đầu được tăng lên sau năm 2011.
Tuy nhiên, bất chấp bức tranh toàn cảnh không mấy sáng sủa này, ông Gurria cho rằng các nền kinh tế thế giới có thể sẽ nhận được một số tin vui, kể cả triển vọng các công ty thu về nhiều lợi nhuận có thể đẩy mạnh đầu tư./.
Đây là nhận định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong báo cáo thường kỳ công bố ngày 18/11.
OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 4,2% trong năm 2011, trước khi trở lại mức 4,6% của năm nay vào năm 2012.
Trong báo cáo hồi tháng Năm, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay và năm tới lần lượt là 4,6% và 4,5%.
Tổng Giám đốc OECD Angel Gurria cho rằng, các biện pháp kích thích trong ngắn hạn đang ngày càng trở nên kém hiệu quả, mặc dù ông vẫn đặt hy vọng vào quyết định gây nhiều tranh cãi gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua chương trình thu mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD.
Phát biểu trước báo giới, ông cho rằng đà phục hồi kinh tế, mặc dù vẫn đang diễn ra, song ở tốc độ yếu hơn so với đầu năm nay.
Tăng trưởng kinh tế và thương mại đều đã chậm lại do các chương trình kích thích tài khóa và những nhân tố mang tính tạm thời khác đang mất dần hiệu lực.
Đối với triển vọng kinh tế của toàn khối OECD gồm 33 nước công nghiệp hóa, báo cáo đã điều chỉnh tăng nhẹ dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên 2,8% song lại giảm con số này của năm tới xuống 2,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp tại các nước thành viên OECD theo dự kiến sẽ duy trì ở mức cao tới 7,5% vào cuối năm 2012.
Mỹ là nơi mà tình trạng trì trệ có vẻ rõ nét nhất, khi OECD cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng trưởng 2,7% trong năm nay, thay vì mức dự đoán 3,2% trước đây.
Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng tốt trong năm nay, dự báo ở mức 3,7%, cao hơn mức 3,0% dự báo trước đó, nhưng sau đó con số này sẽ giảm mạnh xuống 1,7% năm 2011 và 1,3% năm 2012.
OECD ước tính khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ chỉ tăng 1,7% trong cả năm 2010 và 2011, trước khi tăng lên 2,0% vào năm 2012, do chính phủ các nước đang thắt chặt ngân sách, và những thành viên như Hy Lạp và Ireland đang phải gánh trên vai những khoản nợ lớn.
Pier Carlo Padoan, nhà kinh tế trưởng của OECD hối thúc các đối tác trong EU của Ireland giúp đỡ nước này đối phó với cuộc khủng hoảng nợ vừa mới xảy vài tháng ra sau khi Hy Lạp suýt bị vỡ nợ, dấy lên những nghi ngờ về tương lai khu vực Eurozone.
Trong khi đó, theo OECD, tốc độ phát triển tại các nền kinh tế đang nổi chủ chốt sẽ giảm xuống các mức bền vững hơn, và tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn thế giới.
OECD dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 10,7% trong năm nay, nhưng sau đó sẽ giảm xuống 9,7% trong năm hai năm tới, khi mà nhu cầu trong nước đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
Tại Ấn Độ, tăng trưởng GDP dự báo sẽ phục hồi lên 9,1% trong năm nay, trước khi giảm xuống 8,2% năm tới và 8,5% năm 2012.
OECD cho rằng thêm vào những bất ổn gia tăng về kinh tế toàn cầu do chính phủ các nước đang phải vất vả phục hồi đà tăng trưởng, với nền tài chính công vẫn còn "tơi tả" sau cơn bão khủng hoảng vừa qua, triển vọng kinh tế càng trở nên u ám do một loạt nguy cơ, như "bóng ma" cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, khả năng lãi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh và một vòng xoáy giảm giá nhà đất mới xuất hiện tại Anh và Mỹ.
Theo báo cáo của OECD, chính phủ các nước cần siết chặt kiểm soát khu vực tài chính công, đồng thời tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế nhằm tạo đà cho sự phục hồi vững chắc.
OECD cho rằng tất cả các chính phủ Eurozone cần đẩy mạnh việc thắt chặt ngân sách trong năm 2011, ngay cả khi điều này sẽ kìm hãm đà tăng trưởng, đồng thời cũng cần thực thi các biện pháp để đảm bảo rằng các khoản thâm hụt lớn sẽ được loại bỏ. Đặc biệt, báo cáo cảnh báo các mức lãi suất hiện đang được giữ ở các mức thấp kỷ lục để hỗ trợ kinh tế, cần bắt đầu được tăng lên sau năm 2011.
Tuy nhiên, bất chấp bức tranh toàn cảnh không mấy sáng sủa này, ông Gurria cho rằng các nền kinh tế thế giới có thể sẽ nhận được một số tin vui, kể cả triển vọng các công ty thu về nhiều lợi nhuận có thể đẩy mạnh đầu tư./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)