Nếu như “chiếc chìa khóa” trứ danh liên quan đến các nút bấm vũ khí hạt nhân được đồn thổi luôn gắn trên cổ nguyên thủ nhà nước chỉ là truyền thuyết, thì các mật mã kích hoạt vũ khí hạt nhân chiến lược mà Tổng thống Nicolas Sarkozy đã bàn giao lại cho người kế nhiệm, ông François Hollande, vẫn luôn là một trong những bí mật tối thượng của Cộng hòa Pháp.
Ngày 15/3, một ngày diễn ra lễ “tống cựu nghênh tân” tại điện Elysée, tân Tổng thống Pháp Hollande và người tiền nhiệm Sarkozy đã có cuộc bàn giao tối mật về các mật mã gắn với các kho vũ khí hạt nhân đánh chặn của Pháp. Cuộc bàn giao tổng thể này chỉ có duy nhất một người chứng kiến là tướng Benoît Puga, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp.
Tiếp theo, mọi chỉ dẫn thủ tục cụ thể hơn chỉ diễn ra giữa viên tướng này với tân Tổng thống Hollande, với đối tượng bàn giao là máy tính “PC Jupiter”, trung tâm hệ thống chỉ huy hạt nhân nằm dưới điện Elysée.
Ngoài những thông tin chung chung kể trên, một nguồn tin am hiểu hồ sơ hạt nhân còn cho biết "Tổng thống Cộng hòa Pháp không phải là người duy nhất được biết mật mã". Hơn nữa, kho vũ khí hạt nhân của Pháp không chỉ chịu kiểm soát bởi duy nhất, mà rất nhiều mật mã tùy theo mục đích sử dụng và bản chất phản công được quyết định cho từng đầu đạn. Hệ thống tin học cũng cho phép thay đổi đều đặn các mật mã này.
Các hệ thống nhận dạng, đặc biệt là hệ thống thống kê sinh học, sẽ cho phép xác định chính xác nguyên thủ nhà nước đương nhiệm. Bởi cho dù người nhận lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân là bất cứ ai đi nữa thì người đó cũng phải khẳng định được rằng mệnh lệnh phát ra đúng là từ một lãnh đạo được pháp luật trang bị đầy đủ thẩm quyền, có nghĩa từ Tổng thống Cộng hòa.
Còn một “thuộc tính” bất biến nữa của vũ khí hạt nhân đánh chặn của Pháp: chiếc ca-táp đen gắn chặt với nguyên thủ nhà nước trong mọi tình huống di chuyển thực địa. Theo giới chuyên gia, chiếc cặp này trước hết chứa một hệ thống liên lạc bảo mật và an toàn cho phép liên lạc với chủ nhân của nó bất kể người này ở đâu. Lôgic của thiết bị này hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm “tính liên tục thường trực của vũ khí hạt nhân” ở bất cứ tình huống, hoàn cảnh và địa điểm nào có mặt Tổng thống Cộng hòa.
Trong chiến dịch tranh cử, Hollande từng khẳng định rằng nếu đắc cử, ông sẽ duy trì hai thành tố hạt nhân đánh chặn của Pháp, một dưới tàu ngầm và một trên không. Khả năng hạt nhân đánh chặn của Pháp hiện nay được dựa vào 4 tàu ngầm phóng đầu đạn, trong đó có ít nhất một tàu ngầm đang hoạt động xa bờ. Ngoài ra, khả năng trên cũng dựa vào các máy bay tiêm kích Rafale và Mirage 2000, loại được thiết kế chuyên mang đầu đạn hạt nhân. Hiện tại, các máy bay này được đặt tại các căn cứ chiến lược ở Istres (Bouches-du-Rhône) và Saint-Dizier (Haute-Marne), nơi chúng thường xuyên được đặt trong tình trạng báo động./.
Ngày 15/3, một ngày diễn ra lễ “tống cựu nghênh tân” tại điện Elysée, tân Tổng thống Pháp Hollande và người tiền nhiệm Sarkozy đã có cuộc bàn giao tối mật về các mật mã gắn với các kho vũ khí hạt nhân đánh chặn của Pháp. Cuộc bàn giao tổng thể này chỉ có duy nhất một người chứng kiến là tướng Benoît Puga, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp.
Tiếp theo, mọi chỉ dẫn thủ tục cụ thể hơn chỉ diễn ra giữa viên tướng này với tân Tổng thống Hollande, với đối tượng bàn giao là máy tính “PC Jupiter”, trung tâm hệ thống chỉ huy hạt nhân nằm dưới điện Elysée.
Ngoài những thông tin chung chung kể trên, một nguồn tin am hiểu hồ sơ hạt nhân còn cho biết "Tổng thống Cộng hòa Pháp không phải là người duy nhất được biết mật mã". Hơn nữa, kho vũ khí hạt nhân của Pháp không chỉ chịu kiểm soát bởi duy nhất, mà rất nhiều mật mã tùy theo mục đích sử dụng và bản chất phản công được quyết định cho từng đầu đạn. Hệ thống tin học cũng cho phép thay đổi đều đặn các mật mã này.
Các hệ thống nhận dạng, đặc biệt là hệ thống thống kê sinh học, sẽ cho phép xác định chính xác nguyên thủ nhà nước đương nhiệm. Bởi cho dù người nhận lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân là bất cứ ai đi nữa thì người đó cũng phải khẳng định được rằng mệnh lệnh phát ra đúng là từ một lãnh đạo được pháp luật trang bị đầy đủ thẩm quyền, có nghĩa từ Tổng thống Cộng hòa.
Còn một “thuộc tính” bất biến nữa của vũ khí hạt nhân đánh chặn của Pháp: chiếc ca-táp đen gắn chặt với nguyên thủ nhà nước trong mọi tình huống di chuyển thực địa. Theo giới chuyên gia, chiếc cặp này trước hết chứa một hệ thống liên lạc bảo mật và an toàn cho phép liên lạc với chủ nhân của nó bất kể người này ở đâu. Lôgic của thiết bị này hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm “tính liên tục thường trực của vũ khí hạt nhân” ở bất cứ tình huống, hoàn cảnh và địa điểm nào có mặt Tổng thống Cộng hòa.
Trong chiến dịch tranh cử, Hollande từng khẳng định rằng nếu đắc cử, ông sẽ duy trì hai thành tố hạt nhân đánh chặn của Pháp, một dưới tàu ngầm và một trên không. Khả năng hạt nhân đánh chặn của Pháp hiện nay được dựa vào 4 tàu ngầm phóng đầu đạn, trong đó có ít nhất một tàu ngầm đang hoạt động xa bờ. Ngoài ra, khả năng trên cũng dựa vào các máy bay tiêm kích Rafale và Mirage 2000, loại được thiết kế chuyên mang đầu đạn hạt nhân. Hiện tại, các máy bay này được đặt tại các căn cứ chiến lược ở Istres (Bouches-du-Rhône) và Saint-Dizier (Haute-Marne), nơi chúng thường xuyên được đặt trong tình trạng báo động./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)