Kết quả thăm dò dư luận mới nhất tại Mỹ do Reuters/Ipsos tiến hành, cho thấy đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nới rộng khoảng cách dẫn điểm với ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney lên tới bảy điểm khi chỉ còn hơn một tháng nữa là đến ngày bầu cử.
Trong bốn ngày qua, mạng thăm dò trực tuyến của Reuters/Ipsos đã lấy ý kiến của 990 cử tri trên khắp nước Mỹ về việc họ sẽ bỏ phiếu cho ai nếu cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm này. Kết quả, có 48% tuyên bố bỏ phiếu cho tổng thống đương nhiệm Obama so với 41% chọn cựu Thống đốc Romney.
Khoảng cách chênh lệch bảy điểm này là lớn nhất kể từ khi ông Obama được đảng Dân chủ chính thức đề cử làm đại diện chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ bốn năm tới tại Đại hội toàn quốc của đảng hồi cuối tuần trước. Tại thời điểm đó, tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ông Obama và Romney khá cân bằng, lần lượt là 46% và 44%.
[Romney: Iran là thất bại lớn nhất của ông Obama]
Trong số 1.231 cử tri trên cả nước được phỏng vấn ngẫu nhiên qua điện thoại, có 45% cam kết sẽ bỏ phiếu bầu ông Obama thêm một nhiệm kỳ bốn năm, trong khi 39% tuyên bố sẽ hậu thuẫn ông Romney. Cụ thể, có 41% ủng hộ các chính sách và chủ trương về thuế của ông chủ đương quyền của Nhà Trắng so với 30% dành cho ứng cử viên Cộng hòa , 44% tán thành chính sách chăm sóc y tế của ông Obama so với 28% dành cho ông Romney, và tỷ lệ ủng hộ các chính sách an sinh xã hội của hai ứng cử viên này lần lượt là 39% và 27%.
Về lĩnh vực kinh tế, hai ứng cử viên nhận được mức ủng hộ khá ngang bằng là 36% và 35%. Đáng chú ý là ông Obama vẫn được 38% số cử tri đánh giá cao hơn trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo việc làm, trong khi con số 35% tin tưởng vào ông Romney, bất chấp thực tế là thị trường lao động vẫn ảm đạm theo số liệu công bố cuối tuần trước.
Tuy nhiên, có 35% cử tri cho rằng ông Romney có quan điểm thực tế hơn trong vấn đề xử lý thâm hụt liên bang, so với 31% đánh giá cao quan điểm của Tổng thống Obama.
Trong số các cử tri độc lập (không ủng hộ đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa), ông Romney được 35% số cử tri đánh giá là ứng cử viên có kế hoạch cụ thể hơn để giải quyết các vấn đề kinh tế của nước Mỹ, trong khi chỉ có 26% nhìn nhận tương tự về ông Obama.
Với câu hỏi ứng cử viên nào đưa ra kế hoạch hay chính sách ứng phó với khủng bố hiệu quả hơn, ông Obama cũng dành được sự tin tưởng cao hơn nhiều so với đối thủ Romney (39% và 25%). Chính sách đối ngoại, cho đến nay hầu như bị lãng quên, lại đang trở thành trọng tâm chính trong cuộc bầu cử sắp tới sau khi xảy ra các cuộc tấn công vào các đại sứ quán Mỹ khắp Trung Đông.
Tại thời điểm này, các cuộc tấn công trên đã làm tăng sự ủng hộ của cử tri đối với Tổng thống Obama trong khi ứng cử viên Cộng hòa tiếp tục tụt xa trong các cuộc thăm dò về chính sách đối ngoại./.
Trong bốn ngày qua, mạng thăm dò trực tuyến của Reuters/Ipsos đã lấy ý kiến của 990 cử tri trên khắp nước Mỹ về việc họ sẽ bỏ phiếu cho ai nếu cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm này. Kết quả, có 48% tuyên bố bỏ phiếu cho tổng thống đương nhiệm Obama so với 41% chọn cựu Thống đốc Romney.
Khoảng cách chênh lệch bảy điểm này là lớn nhất kể từ khi ông Obama được đảng Dân chủ chính thức đề cử làm đại diện chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ bốn năm tới tại Đại hội toàn quốc của đảng hồi cuối tuần trước. Tại thời điểm đó, tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ông Obama và Romney khá cân bằng, lần lượt là 46% và 44%.
[Romney: Iran là thất bại lớn nhất của ông Obama]
Trong số 1.231 cử tri trên cả nước được phỏng vấn ngẫu nhiên qua điện thoại, có 45% cam kết sẽ bỏ phiếu bầu ông Obama thêm một nhiệm kỳ bốn năm, trong khi 39% tuyên bố sẽ hậu thuẫn ông Romney. Cụ thể, có 41% ủng hộ các chính sách và chủ trương về thuế của ông chủ đương quyền của Nhà Trắng so với 30% dành cho ứng cử viên Cộng hòa , 44% tán thành chính sách chăm sóc y tế của ông Obama so với 28% dành cho ông Romney, và tỷ lệ ủng hộ các chính sách an sinh xã hội của hai ứng cử viên này lần lượt là 39% và 27%.
Về lĩnh vực kinh tế, hai ứng cử viên nhận được mức ủng hộ khá ngang bằng là 36% và 35%. Đáng chú ý là ông Obama vẫn được 38% số cử tri đánh giá cao hơn trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo việc làm, trong khi con số 35% tin tưởng vào ông Romney, bất chấp thực tế là thị trường lao động vẫn ảm đạm theo số liệu công bố cuối tuần trước.
Tuy nhiên, có 35% cử tri cho rằng ông Romney có quan điểm thực tế hơn trong vấn đề xử lý thâm hụt liên bang, so với 31% đánh giá cao quan điểm của Tổng thống Obama.
Trong số các cử tri độc lập (không ủng hộ đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa), ông Romney được 35% số cử tri đánh giá là ứng cử viên có kế hoạch cụ thể hơn để giải quyết các vấn đề kinh tế của nước Mỹ, trong khi chỉ có 26% nhìn nhận tương tự về ông Obama.
Với câu hỏi ứng cử viên nào đưa ra kế hoạch hay chính sách ứng phó với khủng bố hiệu quả hơn, ông Obama cũng dành được sự tin tưởng cao hơn nhiều so với đối thủ Romney (39% và 25%). Chính sách đối ngoại, cho đến nay hầu như bị lãng quên, lại đang trở thành trọng tâm chính trong cuộc bầu cử sắp tới sau khi xảy ra các cuộc tấn công vào các đại sứ quán Mỹ khắp Trung Đông.
Tại thời điểm này, các cuộc tấn công trên đã làm tăng sự ủng hộ của cử tri đối với Tổng thống Obama trong khi ứng cử viên Cộng hòa tiếp tục tụt xa trong các cuộc thăm dò về chính sách đối ngoại./.
(TTXVN)