Với giá dầu thô vượt 90 USD/thùng lần đầu tiên trong vòng hai năm qua, một trong những câu hỏi lớn đặt ra đối với giới phân tích là liệu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đủ khả năng "làm mát" các thị trường đang quá nóng hiện nay?
Ít nhất 5 ngân hàng chủ chốt, trong đó có Goldman Sachs, Societe Generale và JP Morgan, trong tuần qua đã nâng dự báo giá dầu trong trung và dài hạn, cho rằng các nguồn cung "đệm" sẽ không thể đáp ứng đà tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ nhanh hơn dự kiến trong vòng 2-3 năm tới.
Ngân hàng đầu tư lớn nhất Goldman Sachs là định chế đưa ra dự đoán có tác dụng làm tăng giá cổ phiếu cao nhất. Các nhà phân tích của ngân hàng này cảnh báo nếu các dự đoán của họ rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng hơn 2 triệu thùng/ngày trong cả năm 2011 và 2012 là đúng, "công suất" dôi dư của OPEC có thể sẽ "khánh kiệt."
Nhưng ngay cả với giá dầu ở mức đỉnh điểm 26 tháng qua nhờ nhu cầu đạt gần mức kỷ lục trong quý 3/2010, các nhà phân tích hàng đầu trong lĩnh vực dầu mỏ vẫn lạc quan hơn về triển vọng nguồn cung.
"Công suất" dôi dư của OPEC được giữ bí mật
Các số liệu chính xác về "công suất" dôi dư của OPEC vẫn được giữ bí mật trong từng cá nhân thành viên, nhưng giới phân tích dự đoán con số này hiện vào khoảng 5-6 triệu thùng/ngày, so với 1,5 triệu thùng/ngày năm 2008 khi giá dầu vọt lên mức đỉnh điểm 147 USD/thùng, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến làm giảm mạnh nhu cầu và khiến giá dầu "tuột dốc không phanh."
Nhà phân tích cấp cao Manouchehr Takin, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu (CGES) có trụ sở tại London (Anh), nhận xét: "Nhìn chung, nhu cầu dầu thế giới hiện không tăng đủ nhanh để làm giảm công suất dôi dư của OPEC trong vòng 2-3 năm nữa."
Chuyên gia này cho rằng chỉ riêng Arập Xêút, nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hiện dôi dư tới 5 triệu thùng/ngày. Với quy mô và khả năng tăng sản lượng, Arập Xêút có thể gây ảnh hưởng đối với phần còn lại trong OPEC.
Trong khi đó, bản thân OPEC cho hay họ hiện có công suất dôi dư hơn 6 triệu thùng/ngày. Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới mới công bố, OPEC nói rằng mức này sẽ không thay đổi cho tới năm 2014.
Theo báo al-Hayat, Arập Xêút không có kế hoạch tăng "công suất" sau khi đã tăng sản lượng lên 12,5 triệu thùng/ngày hồi năm 2009. Trái lại, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Đabi (ADNOC) dự định tăng sản lượng dầu thô thêm 213.000 thùng/ngày vào năm 2012, với mục tiêu dài hạn hơn là tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày lên 1,8 triệu thùng/ngày trong 10 năm tới.
Các nhà phân tích dự đoán sản lượng dầu thô của Iraq, một thành viên được miễn tính hạn ngạch trong OPEC, sẽ tăng từ khoảng 2,5 triệu thùng/ngày hiện nay lên 2,8 triệu thùng ngày trong năm tới, trước khi tăng lên 4,6 triệu thùng/ngày vào năm 2015.
Các chuyên gia của hãng JBC Energy có trụ sở tại Vienna (Áo) dự đoán, công suất dôi dư của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) hiện ở mức 500.000 thùng/ngày, với Kuwait là 350.000 thùng/ngày.
Nhà phân tích Peter Wells, thuộc hãng tư vấn Neftex Petroleum Consultants (Anh), đưa ra mức công suất dôi dư của Arập Xêút, là 3,4 triệu thùng/ngày, trong khi của Nigeria, Argentina, Libya, Qatar và Iran mỗi nước chỉ khoảng 150.000-300.000 thùng/ngày mỗi nước.
Nhu cầu dầu mỏ tăng nhanh hơn dự kiến
Giới phân tích cho rằng xét về mặt lịch sử, thị trường sẽ không lo lắng cho tới khi công suất dôi dư giảm xuống 2 triệu thùng/ngày hoặc thấp hơn. Ngân hàng Societe Generale nhận định công suất dôi dư của OPEC đang có xu hướng giảm xuống còn 2 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2013-2015.
Các chuyên gia của JBC Energy dự đoán: "Công suất dôi dư của OPEC sẽ giảm xuống 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2012 và năm 2013 trước khi bắt đầu tăng trở lại. Khả năng sản xuất ngày càng tăng của Iraq và tăng trưởng nhu cầu toàn cầu ngày một suy yếu là nhân tố chính đứng đằng sau diễn biến này. Công suất dôi dư của Iraq có thể đạt 8 triệu thùng/ngày trong vòng 10 năm tới."
Nhu cầu mạnh hơn dự đoán sẽ làm giảm công suất dôi dư của các OPEC. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong khi nhu cầu đã tăng 2,5 triệu thùng/ngày trong năm nay, hầu hết các chuyên gia cho rằng mức tăng này một phần là do sự phục hồi từ nhu cầu suy giảm trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009.
IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới chỉ tăng hơn 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2011, thấp hơn mức tăng của năm nay. Trong khi đó, OPEC dự đoán mức tăng nhu cầu của năm tới chỉ là 1,2 triệu thùng/ngày, và sẽ được chính các nước ngoài OPEC đáp ứng.
Chuyên gia Greg Priddy, thuộc hãng tư vấn Eurasia Group, nói: "Dù là nhu cầu tăng nhanh hơn dự kiến, bạn vẫn khó có thể kêu gọi OPEC tăng sản lượng thêm hơn nửa triệu thùng/ngày vào năm tới."
Bất chấp giá dầu thô trong tuần qua có lúc đã lên tới hơn 90 USD/thùng, mức cao kỷ lục trong hai năm qua, song trong cuộc họp tại Ecuador ngày 11/12 OPEC đã quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác của cả khối ở mức 24,8 triệu thùng/ngày.
Trong tuyên bố chung, 12 thành viên OPEC khẳng định nhu cầu năng lượng cao hơn dự đoán tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ trong mùa Đông giá lạnh và tình trạng đầu cơ là những nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao trong năm nay.
Lý do giữ nguyên sản lượng được OPEC cho rằng là do những lo ngại về khả năng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong năm 2011, cùng với những thách thức đối với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng, trong đó có nguy cơ xảy ra cuộc chiến tiền tệ và cuộc khủng hoảng thứ hai trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao và sản lượng công nghiệp thấp ở các nước phát triển đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đối với nhu cầu dầu mỏ của các nền kinh tế.
Cuộc họp tiếp theo của OPEC dự kiến diễn ra vào tháng 6/2011 tại Vienna (Áo), song theo Tổng thư ký OPEC Abdulla Salem El-Badri, cho biết tổ chức này có thể nhóm họp sớm hơn nếu giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng cao./.
Ít nhất 5 ngân hàng chủ chốt, trong đó có Goldman Sachs, Societe Generale và JP Morgan, trong tuần qua đã nâng dự báo giá dầu trong trung và dài hạn, cho rằng các nguồn cung "đệm" sẽ không thể đáp ứng đà tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ nhanh hơn dự kiến trong vòng 2-3 năm tới.
Ngân hàng đầu tư lớn nhất Goldman Sachs là định chế đưa ra dự đoán có tác dụng làm tăng giá cổ phiếu cao nhất. Các nhà phân tích của ngân hàng này cảnh báo nếu các dự đoán của họ rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng hơn 2 triệu thùng/ngày trong cả năm 2011 và 2012 là đúng, "công suất" dôi dư của OPEC có thể sẽ "khánh kiệt."
Nhưng ngay cả với giá dầu ở mức đỉnh điểm 26 tháng qua nhờ nhu cầu đạt gần mức kỷ lục trong quý 3/2010, các nhà phân tích hàng đầu trong lĩnh vực dầu mỏ vẫn lạc quan hơn về triển vọng nguồn cung.
"Công suất" dôi dư của OPEC được giữ bí mật
Các số liệu chính xác về "công suất" dôi dư của OPEC vẫn được giữ bí mật trong từng cá nhân thành viên, nhưng giới phân tích dự đoán con số này hiện vào khoảng 5-6 triệu thùng/ngày, so với 1,5 triệu thùng/ngày năm 2008 khi giá dầu vọt lên mức đỉnh điểm 147 USD/thùng, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến làm giảm mạnh nhu cầu và khiến giá dầu "tuột dốc không phanh."
Nhà phân tích cấp cao Manouchehr Takin, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu (CGES) có trụ sở tại London (Anh), nhận xét: "Nhìn chung, nhu cầu dầu thế giới hiện không tăng đủ nhanh để làm giảm công suất dôi dư của OPEC trong vòng 2-3 năm nữa."
Chuyên gia này cho rằng chỉ riêng Arập Xêút, nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hiện dôi dư tới 5 triệu thùng/ngày. Với quy mô và khả năng tăng sản lượng, Arập Xêút có thể gây ảnh hưởng đối với phần còn lại trong OPEC.
Trong khi đó, bản thân OPEC cho hay họ hiện có công suất dôi dư hơn 6 triệu thùng/ngày. Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới mới công bố, OPEC nói rằng mức này sẽ không thay đổi cho tới năm 2014.
Theo báo al-Hayat, Arập Xêút không có kế hoạch tăng "công suất" sau khi đã tăng sản lượng lên 12,5 triệu thùng/ngày hồi năm 2009. Trái lại, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Đabi (ADNOC) dự định tăng sản lượng dầu thô thêm 213.000 thùng/ngày vào năm 2012, với mục tiêu dài hạn hơn là tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày lên 1,8 triệu thùng/ngày trong 10 năm tới.
Các nhà phân tích dự đoán sản lượng dầu thô của Iraq, một thành viên được miễn tính hạn ngạch trong OPEC, sẽ tăng từ khoảng 2,5 triệu thùng/ngày hiện nay lên 2,8 triệu thùng ngày trong năm tới, trước khi tăng lên 4,6 triệu thùng/ngày vào năm 2015.
Các chuyên gia của hãng JBC Energy có trụ sở tại Vienna (Áo) dự đoán, công suất dôi dư của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) hiện ở mức 500.000 thùng/ngày, với Kuwait là 350.000 thùng/ngày.
Nhà phân tích Peter Wells, thuộc hãng tư vấn Neftex Petroleum Consultants (Anh), đưa ra mức công suất dôi dư của Arập Xêút, là 3,4 triệu thùng/ngày, trong khi của Nigeria, Argentina, Libya, Qatar và Iran mỗi nước chỉ khoảng 150.000-300.000 thùng/ngày mỗi nước.
Nhu cầu dầu mỏ tăng nhanh hơn dự kiến
Giới phân tích cho rằng xét về mặt lịch sử, thị trường sẽ không lo lắng cho tới khi công suất dôi dư giảm xuống 2 triệu thùng/ngày hoặc thấp hơn. Ngân hàng Societe Generale nhận định công suất dôi dư của OPEC đang có xu hướng giảm xuống còn 2 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2013-2015.
Các chuyên gia của JBC Energy dự đoán: "Công suất dôi dư của OPEC sẽ giảm xuống 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2012 và năm 2013 trước khi bắt đầu tăng trở lại. Khả năng sản xuất ngày càng tăng của Iraq và tăng trưởng nhu cầu toàn cầu ngày một suy yếu là nhân tố chính đứng đằng sau diễn biến này. Công suất dôi dư của Iraq có thể đạt 8 triệu thùng/ngày trong vòng 10 năm tới."
Nhu cầu mạnh hơn dự đoán sẽ làm giảm công suất dôi dư của các OPEC. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong khi nhu cầu đã tăng 2,5 triệu thùng/ngày trong năm nay, hầu hết các chuyên gia cho rằng mức tăng này một phần là do sự phục hồi từ nhu cầu suy giảm trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009.
IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới chỉ tăng hơn 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2011, thấp hơn mức tăng của năm nay. Trong khi đó, OPEC dự đoán mức tăng nhu cầu của năm tới chỉ là 1,2 triệu thùng/ngày, và sẽ được chính các nước ngoài OPEC đáp ứng.
Chuyên gia Greg Priddy, thuộc hãng tư vấn Eurasia Group, nói: "Dù là nhu cầu tăng nhanh hơn dự kiến, bạn vẫn khó có thể kêu gọi OPEC tăng sản lượng thêm hơn nửa triệu thùng/ngày vào năm tới."
Bất chấp giá dầu thô trong tuần qua có lúc đã lên tới hơn 90 USD/thùng, mức cao kỷ lục trong hai năm qua, song trong cuộc họp tại Ecuador ngày 11/12 OPEC đã quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác của cả khối ở mức 24,8 triệu thùng/ngày.
Trong tuyên bố chung, 12 thành viên OPEC khẳng định nhu cầu năng lượng cao hơn dự đoán tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ trong mùa Đông giá lạnh và tình trạng đầu cơ là những nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao trong năm nay.
Lý do giữ nguyên sản lượng được OPEC cho rằng là do những lo ngại về khả năng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong năm 2011, cùng với những thách thức đối với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng, trong đó có nguy cơ xảy ra cuộc chiến tiền tệ và cuộc khủng hoảng thứ hai trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao và sản lượng công nghiệp thấp ở các nước phát triển đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đối với nhu cầu dầu mỏ của các nền kinh tế.
Cuộc họp tiếp theo của OPEC dự kiến diễn ra vào tháng 6/2011 tại Vienna (Áo), song theo Tổng thư ký OPEC Abdulla Salem El-Badri, cho biết tổ chức này có thể nhóm họp sớm hơn nếu giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng cao./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)