Các sự kiện bạo động kiểu "Mùa Xuân Arập" đã góp phần đẩy giá dầu mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cần để cân bằng ngân sách lên gần 100 USD/thùng.
Cùng với đó, việc giá thép và các kim loại công nghiệp khác leo thang cũng kéo chi phí cận biên cho việc chiết xuất các loại dầu thô đắt đỏ hơn. Chẳng hạn như giá dầu ở Bắc cực hay cát dầu ở Canada, thường được coi là tiêu chuẩn để xác định mức giá sàn trên thị trường, lên gần 90 USD.
Theo các nhà phân tích, nếu giá dầu Brent Biển Bắc tại London giảm xuống dưới 90 USD/thùng thì khi đó các nước sản xuất cũng như các cầu ty dầu mỏ lớn sẽ bắt đầu cảm thấy bị thiệt hại, điều đồng nghĩa với việc họ sẽ không để giá dầu giảm sâu.
Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, ngày 5/8, giá dầu Brent đã lấy lại đà đi lên sau khi bị giảm tới 10% do những lo ngại về tình trạng sức khỏe "èo uột" của nền kinh tế toàn cầu.
Tính trung bình cả năm thì giá dầu Brent vẫn ở trên ngưỡng 110 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức chỉ hơn 80 USD/thùng năm ngoái, song vẫn thấp hơn đỉnh cao 127,02 USD/thùng.
Đối với các công ty cũng như các nước sản xuất dầu mỏ, những thiệt hại của việc giá dầu giảm thời gian gần đây đã được bù đắp nhờ nguồn lợi nhuận thu được từ đợt tăng giá hồi năm ngoái và nửa đầu năm nay.
Theo thống kê của OPEC, mức giá dầu trong năm 2010 đã đủ mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty dầu mỏ cũng như các nước thành viên OPEC.
Richard Batty thuộc Standard Life Investments đã làm phép so sánh về tốc độ tăng trưởng GDP giữa các nước OPEC và các nước tiêu thụ dầu mỏ trong giai đoạn 2006-2010. Ông cho biết trong khi GDP của các nước OPEC thời kỳ này tăng tới 40% thì đối với các nước nhập khẩu như Mỹ, con số này chỉ tăng 9%, phản ánh những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái vừa qua cùng với tác động tiêu cực của hoạt động nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhất là dầu mỏ.
Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, OPEC đang rất cần các đồng đôla từ dầu mỏ trong bối cảnh chính phủ các nước thành viên, gồm cả nước xuất khẩu hàng đầu là Arập Xêút đang chi hàng tỷ USD cho hoạt động an sinh xã hội.
Ông Chris Weafer, trưởng ban chiến lược thuộc công ty Uralsib ở Mátxcơva, và các nhà phân tích khác lập luận rằng Arập Xêút cần giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách, cao hơn mức 75 USD/thùng mà nước này đưa ra vào cuối năm 2008.
Thậm chí tại cuộc họp của OPEC hồi tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali al-Naimi cho rằng mức 70-80 USD/thùng, vốn được cho là mức mà các nhà sản xuất cần để có tiền đầu tư tìm kiếm nguồn cung mới, đồng thời cũng không quá cao đến mức làm hủy hoại kinh tế các nước tiêu thụ và làm giảm nhu cầu, đã là con số của quá khứ.
Chris Weafer, trưởng ban chiến lược thuộc công ty Uralsib ở Mátxcơva cho rằng OPEC sẽ không vội vã và sẽ hành động nếu giá dầu xuống ngưỡng 90 USD/thùng.
Cuối cùng, những yêu cầu về giá của OPEC và chi phí cận biên đối với hoạt động sản xuất các loại dầu đắt đỏ, như dầu ở Bắc cực và dầu cát ở Canada, được cho sẽ là những nhân tố hỗ trợ.
Theo Phil Skolnick, nhà phân tích thuộc Canaccord Genuity ở New York, các nhà sản xuất cát dầu ở Canada, hiện ngày chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nguồn cung cho Mỹ, vẫn chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt các dự án trị giá nhiều tỷ USD như từng xảy ra trong năm 2008 và 2009, thời điểm giá dầu sụt xuống chỉ còn khoảng 35 USD/thùng cùng với cuộc khủng hoảng tín dụng khiến việc tìm kiếm nguồn vốn trở nên gần như là không thể.
Tuy nhiên, chi phí vốn và hoạt động của các công ty này đang tăng lên trong bối cảnh họ đang đẩy mạnh hoạt động trong hai năm qua. Bernstein Research cho rằng chi phí cận biên của việc sản xuất dầu và ngân sách của Arập Xêút sẽ giữ giá dầu trong dài hạn ở mức 85-90 USD/thùng.
Nhưng không ai loại trừ khả năng sẽ tiếp tục diễn ra đợt bán tháo trong ngắn hạn do kinh tế suy yếu kéo nhu cầu giảm sút và thổi bùng làn sóng cắt giảm hoạt động đầu cơ trên thị trường dầu mỏ vốn vừa mới vươn lên các mức cao kỷ lục hồi đầu năm nay.
Will Riley, đồng Giám đốc quỹ Guinness Energy Fund, nói: "Chi phí cận biên có xu hướng tăng cao kể từ năm 2008. Đó là nhân tố sẽ hỗ trợ giá dầu trong dài hạn, song lại không có nhiều ý nghĩa trong ngắn hạn." Ông cho rằng chi phí cận biên sẽ đứng ở mức 80-90 USD/thùng và dự báo biên độ dao động của giá dầu Brent và ngọt nhẹ ở mức 80-100 USD/thùng./.
Cùng với đó, việc giá thép và các kim loại công nghiệp khác leo thang cũng kéo chi phí cận biên cho việc chiết xuất các loại dầu thô đắt đỏ hơn. Chẳng hạn như giá dầu ở Bắc cực hay cát dầu ở Canada, thường được coi là tiêu chuẩn để xác định mức giá sàn trên thị trường, lên gần 90 USD.
Theo các nhà phân tích, nếu giá dầu Brent Biển Bắc tại London giảm xuống dưới 90 USD/thùng thì khi đó các nước sản xuất cũng như các cầu ty dầu mỏ lớn sẽ bắt đầu cảm thấy bị thiệt hại, điều đồng nghĩa với việc họ sẽ không để giá dầu giảm sâu.
Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, ngày 5/8, giá dầu Brent đã lấy lại đà đi lên sau khi bị giảm tới 10% do những lo ngại về tình trạng sức khỏe "èo uột" của nền kinh tế toàn cầu.
Tính trung bình cả năm thì giá dầu Brent vẫn ở trên ngưỡng 110 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức chỉ hơn 80 USD/thùng năm ngoái, song vẫn thấp hơn đỉnh cao 127,02 USD/thùng.
Đối với các công ty cũng như các nước sản xuất dầu mỏ, những thiệt hại của việc giá dầu giảm thời gian gần đây đã được bù đắp nhờ nguồn lợi nhuận thu được từ đợt tăng giá hồi năm ngoái và nửa đầu năm nay.
Theo thống kê của OPEC, mức giá dầu trong năm 2010 đã đủ mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty dầu mỏ cũng như các nước thành viên OPEC.
Richard Batty thuộc Standard Life Investments đã làm phép so sánh về tốc độ tăng trưởng GDP giữa các nước OPEC và các nước tiêu thụ dầu mỏ trong giai đoạn 2006-2010. Ông cho biết trong khi GDP của các nước OPEC thời kỳ này tăng tới 40% thì đối với các nước nhập khẩu như Mỹ, con số này chỉ tăng 9%, phản ánh những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái vừa qua cùng với tác động tiêu cực của hoạt động nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhất là dầu mỏ.
Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, OPEC đang rất cần các đồng đôla từ dầu mỏ trong bối cảnh chính phủ các nước thành viên, gồm cả nước xuất khẩu hàng đầu là Arập Xêút đang chi hàng tỷ USD cho hoạt động an sinh xã hội.
Ông Chris Weafer, trưởng ban chiến lược thuộc công ty Uralsib ở Mátxcơva, và các nhà phân tích khác lập luận rằng Arập Xêút cần giá dầu ở mức khoảng 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách, cao hơn mức 75 USD/thùng mà nước này đưa ra vào cuối năm 2008.
Thậm chí tại cuộc họp của OPEC hồi tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali al-Naimi cho rằng mức 70-80 USD/thùng, vốn được cho là mức mà các nhà sản xuất cần để có tiền đầu tư tìm kiếm nguồn cung mới, đồng thời cũng không quá cao đến mức làm hủy hoại kinh tế các nước tiêu thụ và làm giảm nhu cầu, đã là con số của quá khứ.
Chris Weafer, trưởng ban chiến lược thuộc công ty Uralsib ở Mátxcơva cho rằng OPEC sẽ không vội vã và sẽ hành động nếu giá dầu xuống ngưỡng 90 USD/thùng.
Cuối cùng, những yêu cầu về giá của OPEC và chi phí cận biên đối với hoạt động sản xuất các loại dầu đắt đỏ, như dầu ở Bắc cực và dầu cát ở Canada, được cho sẽ là những nhân tố hỗ trợ.
Theo Phil Skolnick, nhà phân tích thuộc Canaccord Genuity ở New York, các nhà sản xuất cát dầu ở Canada, hiện ngày chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nguồn cung cho Mỹ, vẫn chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt các dự án trị giá nhiều tỷ USD như từng xảy ra trong năm 2008 và 2009, thời điểm giá dầu sụt xuống chỉ còn khoảng 35 USD/thùng cùng với cuộc khủng hoảng tín dụng khiến việc tìm kiếm nguồn vốn trở nên gần như là không thể.
Tuy nhiên, chi phí vốn và hoạt động của các công ty này đang tăng lên trong bối cảnh họ đang đẩy mạnh hoạt động trong hai năm qua. Bernstein Research cho rằng chi phí cận biên của việc sản xuất dầu và ngân sách của Arập Xêút sẽ giữ giá dầu trong dài hạn ở mức 85-90 USD/thùng.
Nhưng không ai loại trừ khả năng sẽ tiếp tục diễn ra đợt bán tháo trong ngắn hạn do kinh tế suy yếu kéo nhu cầu giảm sút và thổi bùng làn sóng cắt giảm hoạt động đầu cơ trên thị trường dầu mỏ vốn vừa mới vươn lên các mức cao kỷ lục hồi đầu năm nay.
Will Riley, đồng Giám đốc quỹ Guinness Energy Fund, nói: "Chi phí cận biên có xu hướng tăng cao kể từ năm 2008. Đó là nhân tố sẽ hỗ trợ giá dầu trong dài hạn, song lại không có nhiều ý nghĩa trong ngắn hạn." Ông cho rằng chi phí cận biên sẽ đứng ở mức 80-90 USD/thùng và dự báo biên độ dao động của giá dầu Brent và ngọt nhẹ ở mức 80-100 USD/thùng./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)