Pfizer đồng ý giảm số lượng vaccine COVID-19 bàn giao cho Chính phủ Mỹ

Pfizer đã chấp thuận giảm số liều vaccine sẽ bàn giao cho Chính phủ Mỹ vào cuối năm nay từ 1 tỷ liều theo thỏa thuận ban đầu xuống còn 600 triệu liều do nhu cầu tiêm phòng giảm tại các nước nghèo.
Pfizer đồng ý giảm số lượng vaccine COVID-19 bàn giao cho Chính phủ Mỹ ảnh 1Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Pfizer-BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 22/9, hãng sản xuất dược phẩm Pfizer cho biết Mỹ đang giảm đáng kể số lượng đặt mua vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tài trợ cho các quốc gia nghèo trong năm nay do cầu tiêm phòng giảm tại các quốc gia này.

Pfizer nhấn mạnh hãng có đủ nguồn cung để bàn giao hàng tỷ liều vaccine theo thỏa thuận với chính quyền Mỹ, song hiện nhà sản xuất này nhận thấy nhu cầu tiêm phòng COVID-19 đang giảm tại các nước thu nhập thấp và trung bình do những rào cản về hành chính và một bộ phận người dân còn do dự tiêm vaccine.

Vì vậy, Pfizer đã chấp thuận giảm số liều vaccine sẽ bàn giao cho Chính phủ Mỹ vào cuối năm nay từ 1 tỷ liều theo thỏa thuận ban đầu cách đây một năm xuống còn 600 triệu liều.

Mặc dù vậy, Mỹ vẫn có cơ hội mua bổ sung 400 triệu liều trong khuôn khổ chương trình này sau năm nay.

Trước đó, hãng tin Bloomberg đã đăng tải các điều khoản sửa đổi trong hợp đồng đặt mua vaccine này.

Tuy nhiên, hiện Cơ quan Dịch vụ Y tế và Nhân sinh Mỹ chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

[Thế giới có thể đối mặt với tình trạng dư thừa vaccine ngừa COVID-19]

Theo Pfizer, cho đến nay, hãng đã cung cấp 400 triệu liều vaccine tại 79 quốc gia theo hợp đồng ký với Chính phủ Mỹ.

Số vaccine này được được viện trợ cho thông qua cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh vaccine toàn cầu (GAVI) điều hành.

Ban đầu, chương trình này nỗ lực để có đủ vaccine hỗ trợ các quốc gia phòng dịch.

Tuy nhiên, việc các nhà cung ứng đẩy mạnh hoạt động sản xuất đã dẫn tới tình trạng dư thừa vaccine trong năm 2022.

Kể từ tháng 6 năm nay, COVAX đang đàm phán với các nhà sản xuất để giảm hoặc giao chậm lại 400-600 triệu liều vaccine theo các hợp đồng ký riêng với họ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: technode)

Hàn Quốc: Kỷ nguyên robot đang đến gần

Giai đoạn cuối năm 2024 cũng chưa có nhiều người có thể dự đoán rằng robot sẽ trở thành ngôi sao bất ngờ trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc vào đầu năm 2025.

Nhà máy lọc dầu ở Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá dầu lên mức cao nhất trong hơn bốn tháng

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 1,14 USD (1,43%) lên 80,90 USD/thùng vào lúc 14:41 (giờ Việt Nam) sau khi đạt mức cao nhất trong ngày là 81,49 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 27/8/2024.

Vàng thanh tại Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Séc ở Prague. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và có thể đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025, đặc biệt nếu chính sách kinh tế của Mỹ trở nên "khắc nghiệt hơn" đối với thị trường.

Xã Đông Tảo hiện có khoảng 1,5 vạn con gà thương phẩm, phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025. (Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN)

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xác định gà Đông Tảo là sản phẩm đặc trưng nên trong nhiều năm qua, chính quyền các cấp của tỉnh Hưng Yên đã dành nhiều nguồn lực để quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển giống gà trên.