Nhằm thông tin về các hoạt động của ngành Công Thương trong năm 2011 và các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2012 cũng như giải đáp sự quan tâm của người dân về lĩnh vực công thương, chiều 6/1, tại Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có cuộc đối thoại trực tuyến.
Chia sẻ về những thành tựu và hạn chế của ngành trong năm qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết năm 2011 khép lại với những thành tích quan trọng của cả nước.
Riêng về phát triển công nghiệp, dù có nhiều khó khăn, như chi phí đầu vào, chịu sức ép cạnh tranh của hàng nước ngoài, thị trường xuất khẩu, tín dụng khó khăn nhưng với các giải pháp đúng đắn của Chính phủ, nỗ lực của doanh nghiệp…, công nghiệp vẫn tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,7%, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, không để thiếu hàng, sốt giá.
Đáng chú ý nhất là kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33%, một cố gắng hết sức lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, là kết quả của một loạt nhóm giải pháp của Chính phủ, thể hiện đúng đắn trong quyết sách.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây cũng là lần đầu tiên xuất khẩu đạt gần 100 tỷ USD, tính bình quân đầu người vượt ngưỡng 1.000 USD, đứng thứ 5 ở ASEAN. Do đó, cán cân thương mại đã được cải thiện rõ rệt.
Với các giải pháp của Chính phủ, của Bộ Công Thương, đã đảm bảo nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu cần thiết, tăng cường kiểm soát nhập siêu. Ngoài ra, Bộ Công Thương đã tham gia tích cực với các bộ, ngành địa phương thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế....
Bên cạnh những thành công, năm 2011 vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Trước hết, công nghiệp tuy vẫn duy trì tăng trưởng nhưng có biểu hiện chậm dần những tháng cuối năm, cho thấy chưa ổn định, bền vững. Cơ cấu các lĩnh vực, ngành hàng chậm chuyển dịch, nặng về công nghiệp gia công, sử dụng nhiều lao động, khai khoáng. Công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tận dụng được lợi thế của Việt Nam về vị trí địa lý, nhân lực còn hạn chế, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, phải nhập nhiều vật tư, linh kiện công nghệ cao.
Xuất khẩu dù đạt tăng trưởng cao nhưng cơ cấu ngành hàng chuyển dịch còn chậm, còn dựa nhiều vào các mặt hàng từ khu vực nông nghiệp, chế biến, sử dụng nhiều lao động, khai khoáng...Nếu không có biện pháp chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu thì tốc độ khó mà duy trì được và mất lợi thế với một số mặt hàng.
Trả lời về việc nhập siêu của Việt Nam khoảng hơn 9,5 tỷ USD, giảm gần 25% so với năm trước và chỉ bằng 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi mục tiêu đề ra là 16%, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng đây là kết quả rất đáng mừng nhưng để duy trì được việc này trong những năm tới sẽ có nhiều khó khăn.
Nhìn tổng thể, Việt Nam nhiều năm qua cơ bản là nước nhập siêu vì muốn tăng trưởng kinh tế phải đầu tư để có thêm năng lực sản xuất mới nên nhập khẩu là không tránh khỏi.
Hiện nay, các mặt hàng thiết yếu không thể không nhập như máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và một số mặt hàng sinh hoạt thiết yếu cho người dân chiếm trên 80%, hàng tiêu dùng và không thiết yếu chiếm 7%.
Theo Bộ trưởng, tình hình nhập siêu không thể khắc phục trong “ngày một ngày hai” vì chúng ta nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Chừng nào chưa có nền công nghiệp cơ khí chế tạo đủ mạnh, còn thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển theo đúng trọng tâm trọng điểm, thói quen tiêu dùng chưa dành vị trí thỏa đáng cho hàng trong nước, vẫn hướng về hàng nước ngoài thì chừng đó còn phải nhập khẩu.
Nhân diễn đàn này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng, việc nhập siêu của Việt Nam sẽ dần từng bước được khắc phục nhưng không phải chỉ ngành Công Thương làm được, mà cần sự phối hợp giúp đỡ, đồng hành của toàn xã hội, nhân dân, các doanh nghiệp thì mới có thể thực hiện được công việc này.
Mục tiêu năm 2015, có thể cân bằng cán cân thương mại hay không là câu hỏi không hề đơn giản, bởi Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng cường đầu tư để tăng cường năng lực sản xuất, qua đó, vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, máy móc... trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo tính toán, đến năm 2019-2020, Việt Nam mới có điều kiện cân bằng xuất nhập khẩu. Muốn thực hiện được điều này cần nỗ lực hết sức lớn của cả nước, các doanh nghiệp. Trong chỉ tiêu kế hoạch 2011-2015 cũng như chiến lược 2011-2020, Việt Nam đặt ra mục tiêu năm 2020 phấn đấu cân bằng cán cân thương mại./.
Chia sẻ về những thành tựu và hạn chế của ngành trong năm qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết năm 2011 khép lại với những thành tích quan trọng của cả nước.
Riêng về phát triển công nghiệp, dù có nhiều khó khăn, như chi phí đầu vào, chịu sức ép cạnh tranh của hàng nước ngoài, thị trường xuất khẩu, tín dụng khó khăn nhưng với các giải pháp đúng đắn của Chính phủ, nỗ lực của doanh nghiệp…, công nghiệp vẫn tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,7%, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, không để thiếu hàng, sốt giá.
Đáng chú ý nhất là kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33%, một cố gắng hết sức lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, là kết quả của một loạt nhóm giải pháp của Chính phủ, thể hiện đúng đắn trong quyết sách.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây cũng là lần đầu tiên xuất khẩu đạt gần 100 tỷ USD, tính bình quân đầu người vượt ngưỡng 1.000 USD, đứng thứ 5 ở ASEAN. Do đó, cán cân thương mại đã được cải thiện rõ rệt.
Với các giải pháp của Chính phủ, của Bộ Công Thương, đã đảm bảo nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu cần thiết, tăng cường kiểm soát nhập siêu. Ngoài ra, Bộ Công Thương đã tham gia tích cực với các bộ, ngành địa phương thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế....
Bên cạnh những thành công, năm 2011 vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Trước hết, công nghiệp tuy vẫn duy trì tăng trưởng nhưng có biểu hiện chậm dần những tháng cuối năm, cho thấy chưa ổn định, bền vững. Cơ cấu các lĩnh vực, ngành hàng chậm chuyển dịch, nặng về công nghiệp gia công, sử dụng nhiều lao động, khai khoáng. Công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tận dụng được lợi thế của Việt Nam về vị trí địa lý, nhân lực còn hạn chế, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, phải nhập nhiều vật tư, linh kiện công nghệ cao.
Xuất khẩu dù đạt tăng trưởng cao nhưng cơ cấu ngành hàng chuyển dịch còn chậm, còn dựa nhiều vào các mặt hàng từ khu vực nông nghiệp, chế biến, sử dụng nhiều lao động, khai khoáng...Nếu không có biện pháp chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu thì tốc độ khó mà duy trì được và mất lợi thế với một số mặt hàng.
Trả lời về việc nhập siêu của Việt Nam khoảng hơn 9,5 tỷ USD, giảm gần 25% so với năm trước và chỉ bằng 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi mục tiêu đề ra là 16%, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng đây là kết quả rất đáng mừng nhưng để duy trì được việc này trong những năm tới sẽ có nhiều khó khăn.
Nhìn tổng thể, Việt Nam nhiều năm qua cơ bản là nước nhập siêu vì muốn tăng trưởng kinh tế phải đầu tư để có thêm năng lực sản xuất mới nên nhập khẩu là không tránh khỏi.
Hiện nay, các mặt hàng thiết yếu không thể không nhập như máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và một số mặt hàng sinh hoạt thiết yếu cho người dân chiếm trên 80%, hàng tiêu dùng và không thiết yếu chiếm 7%.
Theo Bộ trưởng, tình hình nhập siêu không thể khắc phục trong “ngày một ngày hai” vì chúng ta nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Chừng nào chưa có nền công nghiệp cơ khí chế tạo đủ mạnh, còn thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển theo đúng trọng tâm trọng điểm, thói quen tiêu dùng chưa dành vị trí thỏa đáng cho hàng trong nước, vẫn hướng về hàng nước ngoài thì chừng đó còn phải nhập khẩu.
Nhân diễn đàn này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng, việc nhập siêu của Việt Nam sẽ dần từng bước được khắc phục nhưng không phải chỉ ngành Công Thương làm được, mà cần sự phối hợp giúp đỡ, đồng hành của toàn xã hội, nhân dân, các doanh nghiệp thì mới có thể thực hiện được công việc này.
Mục tiêu năm 2015, có thể cân bằng cán cân thương mại hay không là câu hỏi không hề đơn giản, bởi Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng cường đầu tư để tăng cường năng lực sản xuất, qua đó, vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, máy móc... trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo tính toán, đến năm 2019-2020, Việt Nam mới có điều kiện cân bằng xuất nhập khẩu. Muốn thực hiện được điều này cần nỗ lực hết sức lớn của cả nước, các doanh nghiệp. Trong chỉ tiêu kế hoạch 2011-2015 cũng như chiến lược 2011-2020, Việt Nam đặt ra mục tiêu năm 2020 phấn đấu cân bằng cán cân thương mại./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)