Sau một tháng điều chỉnh giảm tốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 đột ngột tăng 1,86% so với tháng 10 lên 9,58%.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố thì đây là mức tăng cao nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây của chỉ số giá tiêu dùng. Với mức tăng này, khả năng kiềm chế lạm phát ở mức một con số trong năm 2010 dường như chỉ còn một cửa khá hẹp.
Con số này đã được dự báo trước khi chỉ số tiêu dùng tháng 11 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao vượt mức dự đoán, lần lượt là 1,93% và 1,73% so với tháng 10.
Giá tăng nóng
Nguyên nhân được cho là do chỉ số giá của các mặt hàng lương thực, vàng và ngoại tệ tăng đột biến. Tuy vàng nằm ngoài phạm vi tính toán CPI, nhưng tác động gián tiếp của nó đến tâm lý người tiêu dùng là không nhỏ. Sự tăng giá có phần điên loạn của vàng đã làm cho giá của các nhóm hàng còn lại tăng thêm.
Riêng mặt hàng lương thực có mức tăng kỷ lục tới 6,65%. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng qua đã tăng 5-10 USD/tấn ở tất các chủng loại, một phần do các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để thực hiện các hợp đồng đã ký và chuẩn bị sẵn cho các hợp đồng mới, làm cho giá bán lẻ ở hai vựa lúa của cả nước, đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long đã tăng từ 500-1.000 đồng/kg tùy từng chủng loại gạo. Trong khi đó, nhu cầu cứu trợ lương thực cho miền Trung bị lũ lụt cũng góp phần vào sự “nhảy vọt” của giá lương thực trong tháng này.
Theo chị Nguyễn Thị My đại lý gạo chợ Gia Lâm thuộc quận Long Biên, từ giữa tháng 10 đến nay, giá 1 tạ gạo đã tăng 200.000 đồng. Nếu so với thời điểm bình ổn giá cùng thời điểm năm ngoái, thì giá 1 kg gạo đã tăng 1.000 đồng.
Thực phẩm nói chung cũng đã tăng giá từ 15-20%. Riêng với mặt hàng thịt lợn, ngay cả những người bán hàng cũng không hiểu vì sao giá cứ đội lên từng ngày.
Bà Trần Thị Mây, tiểu thương chợ Hôm nói: “Mỗi ngày, giá thịt lợn tăng 50.000 đồng/tạ, giá lên như thế này chúng tôi rất khó bán. Bán cao quá thì ít người mua, còn bán đúng giá thì không có lãi.”
Không chỉ riêng người bán mà người đi mua cũng thấy xót xa vô cùng khi mỗi ngày lại phải giảm đi một chút thức ăn vì tiền lương thì chỉ có tần ấy, còn giá thực phẩm lại tăng vù vù.
Khẩn cấp kiềm chế sự leo thang của giá cả
Bình ổn giá lương thực, thực phẩm những tháng cuối và đầu năm 2011 được coi là nhiệm vụ trọng tâm đặt ra của nhiều Bộ, ngành.
Để kiếm chế bớt sự tăng giá của những tháng cuối năm, đầu tuần, Sở Công Thương Hà Nội đã phải tức tốc tổ chức cuộc họp để bàn về việc thực hiện bình ổn giá cả thị trường.
Tại cuộc họp, Sở Công thương Hà Nội khẳng định: Việc tăng giá một số mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng trong thời gian qua không phải do khan hiếm hàng hóa mà do chính những tiểu thương đã tự làm giá, “té nước theo mưa” do sự tăng giá của ngoại tệ và vàng thời gian qua.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cũng thừa nhận việc tăng giá xảy ra ở những mặt hàng chịu ảnh hưởng của đồng ngoại tệ, điện, gas hoặc thiên tai. Nhưng cũng có một yếu tố quan trọng, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thường kéo theo giá cả tăng. Nhất là khi Tết nguyên đán sắp tới gần, nhu cầu mua sắm tăng chắc chắn giá cả hàng hóa sẽ biến động ít nhiều.
Bên cạnh đó, tại cuộc họp, Sở cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm góp phần kiềm chế sự leo thang của giá cả thị trường cuối năm, trong đó giải pháp là việc đẩy mạnh bán hàng bình ổn giá, có sự kiếm soát của cơ quan quản lý Nhà nước được kỳ vọng nhiều nhất.
Hiện Sở Công thương đã xác định nhu cầu tiêu dùng một số nhóm hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống. Trên cơ sở đó, Sở phối hợp với các ngành chỉ đạo doanh nghiệp dự trữ đầy đủ các mặt hàng. Tổng lượng 9 nhóm hàng dự trữ (gạo trắng thường, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thuỷ hải sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ) phục vụ công tác bình ổn giá đáp ứng vượt 15% so với tổng mức tiêu thụ của thành phố nên về tổng thể dự báo sẽ không có tình trạng khan hiếm hàng.
Hiện thành phố đang cho doanh nghiệp tạm ứng 400 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa phục vụ bình ổn giá cả trong năm nay, Sở Công thương đã yêu cầu các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô. Nhìn chung, các doanh nghiệp dự trữ đầy đủ lượng hàng và bán đúng các mặt hàng thiết yếu đã cam kết, hàng hóa tại các điểm bán hàng bình ổn đã đăng ký đều được niêm yết giá rõ ràng và không có tình trạng tăng giá bất thường tại các điểm bán”.
Bà Bùi Thị Thanh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Lượng thực miền Bắc (Vinafood 1) cho biết: “Hiện Tổng công ty đang duy trì tại Hà Nội 128 điểm bán lẻ và lúc cần thiết sẽ sẵn sàng bán gạo một giá với giá thấp hơn thị trường 10%. Ngoài lượng tạm trữ trên 1.000 tấn tại Hà Nội, Công ty còn duy trì một lượng nhất định như Hải Phòng, Hải Dương; miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và miền núi như Lào Cai, Sơn La sẵn sàng tham gia vào bình ổn.
Cho đến thời điểm này, về lương thực, chỉ riêng hai Tổng công ty Lương thực miền Bắc và miền Nam, lượng hàng dự trữ đã xấp xỉ 1 triệu tấn. Ngoài ra, các đơn vị thành viên của Hiệp hội Lương thực cũng dự trữ trên 1 triệu tấn.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, để quản lý giá trong tháng còn lại của năm, quan trọng là tập trung vào xử lý những biện pháp từ gốc của việc bình ổn giá như áp dụng ngay các biện pháp tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp khai thác, đẩy mạnh năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu; tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Hỗ trợ vốn, lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu chiếm thị phần lớn, dự trữ hàng hóa./.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố thì đây là mức tăng cao nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây của chỉ số giá tiêu dùng. Với mức tăng này, khả năng kiềm chế lạm phát ở mức một con số trong năm 2010 dường như chỉ còn một cửa khá hẹp.
Con số này đã được dự báo trước khi chỉ số tiêu dùng tháng 11 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao vượt mức dự đoán, lần lượt là 1,93% và 1,73% so với tháng 10.
Giá tăng nóng
Nguyên nhân được cho là do chỉ số giá của các mặt hàng lương thực, vàng và ngoại tệ tăng đột biến. Tuy vàng nằm ngoài phạm vi tính toán CPI, nhưng tác động gián tiếp của nó đến tâm lý người tiêu dùng là không nhỏ. Sự tăng giá có phần điên loạn của vàng đã làm cho giá của các nhóm hàng còn lại tăng thêm.
Riêng mặt hàng lương thực có mức tăng kỷ lục tới 6,65%. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng qua đã tăng 5-10 USD/tấn ở tất các chủng loại, một phần do các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để thực hiện các hợp đồng đã ký và chuẩn bị sẵn cho các hợp đồng mới, làm cho giá bán lẻ ở hai vựa lúa của cả nước, đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long đã tăng từ 500-1.000 đồng/kg tùy từng chủng loại gạo. Trong khi đó, nhu cầu cứu trợ lương thực cho miền Trung bị lũ lụt cũng góp phần vào sự “nhảy vọt” của giá lương thực trong tháng này.
Theo chị Nguyễn Thị My đại lý gạo chợ Gia Lâm thuộc quận Long Biên, từ giữa tháng 10 đến nay, giá 1 tạ gạo đã tăng 200.000 đồng. Nếu so với thời điểm bình ổn giá cùng thời điểm năm ngoái, thì giá 1 kg gạo đã tăng 1.000 đồng.
Thực phẩm nói chung cũng đã tăng giá từ 15-20%. Riêng với mặt hàng thịt lợn, ngay cả những người bán hàng cũng không hiểu vì sao giá cứ đội lên từng ngày.
Bà Trần Thị Mây, tiểu thương chợ Hôm nói: “Mỗi ngày, giá thịt lợn tăng 50.000 đồng/tạ, giá lên như thế này chúng tôi rất khó bán. Bán cao quá thì ít người mua, còn bán đúng giá thì không có lãi.”
Không chỉ riêng người bán mà người đi mua cũng thấy xót xa vô cùng khi mỗi ngày lại phải giảm đi một chút thức ăn vì tiền lương thì chỉ có tần ấy, còn giá thực phẩm lại tăng vù vù.
Khẩn cấp kiềm chế sự leo thang của giá cả
Bình ổn giá lương thực, thực phẩm những tháng cuối và đầu năm 2011 được coi là nhiệm vụ trọng tâm đặt ra của nhiều Bộ, ngành.
Để kiếm chế bớt sự tăng giá của những tháng cuối năm, đầu tuần, Sở Công Thương Hà Nội đã phải tức tốc tổ chức cuộc họp để bàn về việc thực hiện bình ổn giá cả thị trường.
Tại cuộc họp, Sở Công thương Hà Nội khẳng định: Việc tăng giá một số mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng trong thời gian qua không phải do khan hiếm hàng hóa mà do chính những tiểu thương đã tự làm giá, “té nước theo mưa” do sự tăng giá của ngoại tệ và vàng thời gian qua.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cũng thừa nhận việc tăng giá xảy ra ở những mặt hàng chịu ảnh hưởng của đồng ngoại tệ, điện, gas hoặc thiên tai. Nhưng cũng có một yếu tố quan trọng, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao thường kéo theo giá cả tăng. Nhất là khi Tết nguyên đán sắp tới gần, nhu cầu mua sắm tăng chắc chắn giá cả hàng hóa sẽ biến động ít nhiều.
Bên cạnh đó, tại cuộc họp, Sở cũng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm góp phần kiềm chế sự leo thang của giá cả thị trường cuối năm, trong đó giải pháp là việc đẩy mạnh bán hàng bình ổn giá, có sự kiếm soát của cơ quan quản lý Nhà nước được kỳ vọng nhiều nhất.
Hiện Sở Công thương đã xác định nhu cầu tiêu dùng một số nhóm hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống. Trên cơ sở đó, Sở phối hợp với các ngành chỉ đạo doanh nghiệp dự trữ đầy đủ các mặt hàng. Tổng lượng 9 nhóm hàng dự trữ (gạo trắng thường, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thuỷ hải sản, thực phẩm chế biến, dầu ăn, đường, rau củ) phục vụ công tác bình ổn giá đáp ứng vượt 15% so với tổng mức tiêu thụ của thành phố nên về tổng thể dự báo sẽ không có tình trạng khan hiếm hàng.
Hiện thành phố đang cho doanh nghiệp tạm ứng 400 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa phục vụ bình ổn giá cả trong năm nay, Sở Công thương đã yêu cầu các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô. Nhìn chung, các doanh nghiệp dự trữ đầy đủ lượng hàng và bán đúng các mặt hàng thiết yếu đã cam kết, hàng hóa tại các điểm bán hàng bình ổn đã đăng ký đều được niêm yết giá rõ ràng và không có tình trạng tăng giá bất thường tại các điểm bán”.
Bà Bùi Thị Thanh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Lượng thực miền Bắc (Vinafood 1) cho biết: “Hiện Tổng công ty đang duy trì tại Hà Nội 128 điểm bán lẻ và lúc cần thiết sẽ sẵn sàng bán gạo một giá với giá thấp hơn thị trường 10%. Ngoài lượng tạm trữ trên 1.000 tấn tại Hà Nội, Công ty còn duy trì một lượng nhất định như Hải Phòng, Hải Dương; miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và miền núi như Lào Cai, Sơn La sẵn sàng tham gia vào bình ổn.
Cho đến thời điểm này, về lương thực, chỉ riêng hai Tổng công ty Lương thực miền Bắc và miền Nam, lượng hàng dự trữ đã xấp xỉ 1 triệu tấn. Ngoài ra, các đơn vị thành viên của Hiệp hội Lương thực cũng dự trữ trên 1 triệu tấn.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, để quản lý giá trong tháng còn lại của năm, quan trọng là tập trung vào xử lý những biện pháp từ gốc của việc bình ổn giá như áp dụng ngay các biện pháp tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp khai thác, đẩy mạnh năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu; tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Hỗ trợ vốn, lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu chiếm thị phần lớn, dự trữ hàng hóa./.
Minh Thúy (Vietnam+)