Theo phát hiện mới nhất của các chuyên gia sinh vật học hải dương thuộc Cục Nam Cực của Australia, phân cá voi có thể làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu.
Các chuyên gia sinh vật học chỉ ra, cá voi rất thích ăn loại sinh vật hải dương nhuyễn thể (euphausia). Sau khi ăn loài nhuyễn thể này, chất bài tiết của cá voi sẽ biến thành một loại nguyên tố chứa hàm lượng sắt cao và trở thành “phân bón” quan trong trong hải dương.
Nhà khoa học Steve Nico thuộc Cục Nam Cực cho biết: “nhuyễn thể có chứa hàm lượng sắt cao, sau khi ăn loài nhuyễn thể này, cá voi sẽ bài tiết trả lại đại dương nguyên tố sắt, giúp tái tạo sự phì nhiêu của biển cả và tái tuần hoàn toàn bộ chuỗi sinh vật.”
Theo các nhà khoa học, nếu số lượng cá voi đạt tới quy mô nhất định, hiệu quả do bài tiết mang lại sẽ rất nổi bật, giúp sinh vật biển đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn và làm cho hải dương gia tăng khả năng hấp thụ khí CO2, qua đó giúp làm chậm lại sự ấm lên của khí hậu toàn cầu./.
Các chuyên gia sinh vật học chỉ ra, cá voi rất thích ăn loại sinh vật hải dương nhuyễn thể (euphausia). Sau khi ăn loài nhuyễn thể này, chất bài tiết của cá voi sẽ biến thành một loại nguyên tố chứa hàm lượng sắt cao và trở thành “phân bón” quan trong trong hải dương.
Nhà khoa học Steve Nico thuộc Cục Nam Cực cho biết: “nhuyễn thể có chứa hàm lượng sắt cao, sau khi ăn loài nhuyễn thể này, cá voi sẽ bài tiết trả lại đại dương nguyên tố sắt, giúp tái tạo sự phì nhiêu của biển cả và tái tuần hoàn toàn bộ chuỗi sinh vật.”
Theo các nhà khoa học, nếu số lượng cá voi đạt tới quy mô nhất định, hiệu quả do bài tiết mang lại sẽ rất nổi bật, giúp sinh vật biển đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn và làm cho hải dương gia tăng khả năng hấp thụ khí CO2, qua đó giúp làm chậm lại sự ấm lên của khí hậu toàn cầu./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)