Dự án “Tăng cường quan hệ đối tác đa phương trong quản lý chất thải tuần hoàn và bền vững" tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên hợp lý hơn vì một nền kinh tế xanh bền vững.
Mỗi ngày cả nước phát sinh 67.877 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó tại khu vực đô thị phát sinh 38.143 tấn/ngày; phần lớn chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị chưa được phân loại tại nguồn.
Theo giới chuyên gia trong bối cảnh các bãi chôn lấp đang dần quá tải, đốt rác phát điện là xu hướng, song cần phải phân loại rác và kiểm soát chặt chẽ nguồn khí thải.
Nghị định 45/2022 của Chính phủ quy định xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Với khoảng 67.110 tấn rác thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, nếu chi phí để thu gom, vận chuyển và xử lý cho 1 tấn rác là 50 USD thì mỗi năm trung bình cả nước phải chi khoảng khoảng 1.222,75 triệu USD.
Để phát triển kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cần đầu tư vào hạ tầng thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý rác thải; huy động nguồn tài chính xanh khí hậu để hỗ trợ việc "biến" rác thải thành tài nguyên.
Mỗi ngày, Cần Thơ phát thải khoảng 650 tấn rác. Mặc dù tỷ lệ thu gom rác cao (đạt 85%), song thành phố vẫn gặp khó khăn trong việc quản lý rác thải rò rỉ trên các tuyến đường thủy, chợ nổi, sông, hồ.
Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, từ đầu năm 2024 đến nay, mỗi ngày cả nước thải ra môi trường 67.877 tấn chất thải rắn sinh hoạt, song việc việc quản lý nguồn chất thải này còn phức tạp.
Chỉ còn hơn 8 tháng, hộ gia đình, cá nhân bắt buộc phải phân loại rác thải. Do vậy, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, có chính sách về kinh tế để khuyến khích công cuộc tái chế nhựa.
Đà Nẵng rất chú trọng việc phát triển nhận thức về môi trường cho những “công dân nhí,” thế hệ tương lai của Đà Nẵng, với việc phát động các phong trào xây dựng môi trường Xanh tại các trường học.
Để chính sách phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được triển khai hiệu quả trong cuộc sống từ ngày 31/12/2024, công tác chuẩn bị cần phải nghiêm túc, đồng bộ từ các khâu thu gom tới xử lý.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa yêu cầu Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường gấp rút hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt để ban hành trong đầu tháng 10/2023.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đồng hành cùng thanh niên Việt Nam trong tiến trình Chuyển đổi Xanh để đạt được mục tiêu chung vì sự thịnh vượng của đất nước.
Theo đại diện Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, để làm cho thế giới sạch hơn, cần khắc phục và loại bỏ tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt, lấy ý kiến các địa phương và dự kiến ban hành hướng dẫn này trong năm 2023.
Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng Đông Nam Bộ là phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn.
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa kêu gọi các bộ, ngành và các địa phương tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường, chống rác thải nhựa.
Theo giới chuyên gia, đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách, giải quyết triệt để việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong bối cảnh hiện nay là "mệnh lệnh" không thể chậm trễ.
Để hoạt động “làm sạch môi trường” thực sự bền vững, nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn hiện nay cần phải đồng bộ hơn từ “gốc” tới "ngọn."