Chứng khoán châu Á phần lớn đi xuống trong phiên giao dịch ngày 3/5 sau khi thị trường đón nhận các số liệu kinh tế yếu kém từ châu Âu và Mỹ, cùng hoạt động công nghiệp tại khu vực Eurozone bước sang tháng sụt giảm thứ chín liên tiếp trong tháng Tư vừa qua.
Tại Mỹ, các số liệu mới nhất cho thấy, lĩnh vực tư nhân của nước này chỉ tạo ra 119.000 việc làm mới trong tháng Tư, giảm hơn 40% so với con số 209.000 của tháng Ba và thấp hơn nhiều so với dự đoán tăng được 170.000 việc làm của giới phân tích.
Tại châu Âu, theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Eurozone trong tháng Ba đã tăng lên mức cao kỷ lục mới 10,9%, riêng tại Tây Ban Nha tỷ lệ này lên đến 24,1%. Thị trường lao động Đức cũng tiếp tục suy giảm do cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.
Kết quả một cuộc khảo cứu mới còn cho thấy, hoạt động công nghiệp của khu vực Eurozone trong tháng tư đã suy giảm tháng thứ chín liên tiếp, với chỉ số PMI tụt xuống còn 45,9 - mức thấp nhất trong ba năm qua, và thấp hơn so với mức 47,7 của tháng Ba trước đó.
Thực trạng này khiến các chuyên gia kinh tế đang hướng tới việc kêu gọi các nhà lãnh đạo trong khu vực đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế thay vì quá chú trọng vào các biện pháp thắt lưng buộc bụng hiện tại.
Triển vọng u ám trên của kinh tế Âu, Mỹ đã đẩy các nhà đầu tư hướng tới các tài sản an toàn hơn, thay vì những kênh đầu tư có độ rủi ro cao như cổ phiếu, đồng euro hay đồng AUD.
Đóng cửa phiên 3/5, hầu hết các thị trường chủ chốt trong khu vực đều giảm điểm nhẹ, trong đó chứng khoán Austrlia giảm 0,16%, tương đương giảm 6,9 điểm, xuống 4.429 điểm. Hàn Quốc mất 0,20% (-3,94 điểm) về 1.995,13 điểm. Đài Loan "bốc hơi" 0,23% (-17,28 điểm) xuống 7.959,53 điểm. Hong Kong lùi 0,28% (-59,55 điểm) xuống 21.249,53 điểm.
Duy chỉ có thị trường Trung Quốc là "một mình một ngựa" tăng điểm dù rất nhẹ, thêm 1,64 điểm lên 2.440,08 điểm. Thị trường Nhật Bản phiên này đóng cửa nghỉ lễ.
Các nhà đầu tư hiện đang hướng tới cuộc họp bàn về chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vào cuối ngày 3/5 nhằm có những hành động thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn tới. Báo cáo về số liệu việc làm ở khu vực phi nông nghiệp của Mỹ được đưa ra vào ngày cuối tuần 4/5 cũng đang được giới đầu tư hết sức chờ đón.
Đêm trước (2/5) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ cũng biến động không đồng nhất sau phiên tăng mạnh liền trước do những số liệu kinh tế nghèo nàn từ châu Âu và tăng trưởng việc làm yếu ớt trong lĩnh vực tư nhân của Mỹ.
Đóng cửa phiên 2/5, Dow Jones Industrial Average giảm nhẹ 10,75 điểm (-0,08%) về 13.268,57 điểm; S&P 500 mất 3,51 điểm (-0,25%) xuống 1.402,31 điểm, trong khi Nasdaq ngược chiều đi lên, tăng 9,41 điểm (+0,31%) lên 3.059,85 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng tăng giảm trái chiều trong bối cảnh thị trường đón nhận những số liệu kinh tế yếu kém trong khu vực.
Đóng cửa phiên 2/5, chỉ số FTSE 100 của London giảm 0,93% xuống 5.758,11 điểm; DAX 30 của Đức mất 0,75% xuống 6.710,77 điểm, trong khi CAC-40 của Paris tăng 0,42% lên 3.226,33 điểm./.
Tại Mỹ, các số liệu mới nhất cho thấy, lĩnh vực tư nhân của nước này chỉ tạo ra 119.000 việc làm mới trong tháng Tư, giảm hơn 40% so với con số 209.000 của tháng Ba và thấp hơn nhiều so với dự đoán tăng được 170.000 việc làm của giới phân tích.
Tại châu Âu, theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Eurozone trong tháng Ba đã tăng lên mức cao kỷ lục mới 10,9%, riêng tại Tây Ban Nha tỷ lệ này lên đến 24,1%. Thị trường lao động Đức cũng tiếp tục suy giảm do cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.
Kết quả một cuộc khảo cứu mới còn cho thấy, hoạt động công nghiệp của khu vực Eurozone trong tháng tư đã suy giảm tháng thứ chín liên tiếp, với chỉ số PMI tụt xuống còn 45,9 - mức thấp nhất trong ba năm qua, và thấp hơn so với mức 47,7 của tháng Ba trước đó.
Thực trạng này khiến các chuyên gia kinh tế đang hướng tới việc kêu gọi các nhà lãnh đạo trong khu vực đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế thay vì quá chú trọng vào các biện pháp thắt lưng buộc bụng hiện tại.
Triển vọng u ám trên của kinh tế Âu, Mỹ đã đẩy các nhà đầu tư hướng tới các tài sản an toàn hơn, thay vì những kênh đầu tư có độ rủi ro cao như cổ phiếu, đồng euro hay đồng AUD.
Đóng cửa phiên 3/5, hầu hết các thị trường chủ chốt trong khu vực đều giảm điểm nhẹ, trong đó chứng khoán Austrlia giảm 0,16%, tương đương giảm 6,9 điểm, xuống 4.429 điểm. Hàn Quốc mất 0,20% (-3,94 điểm) về 1.995,13 điểm. Đài Loan "bốc hơi" 0,23% (-17,28 điểm) xuống 7.959,53 điểm. Hong Kong lùi 0,28% (-59,55 điểm) xuống 21.249,53 điểm.
Duy chỉ có thị trường Trung Quốc là "một mình một ngựa" tăng điểm dù rất nhẹ, thêm 1,64 điểm lên 2.440,08 điểm. Thị trường Nhật Bản phiên này đóng cửa nghỉ lễ.
Các nhà đầu tư hiện đang hướng tới cuộc họp bàn về chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vào cuối ngày 3/5 nhằm có những hành động thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn tới. Báo cáo về số liệu việc làm ở khu vực phi nông nghiệp của Mỹ được đưa ra vào ngày cuối tuần 4/5 cũng đang được giới đầu tư hết sức chờ đón.
Đêm trước (2/5) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ cũng biến động không đồng nhất sau phiên tăng mạnh liền trước do những số liệu kinh tế nghèo nàn từ châu Âu và tăng trưởng việc làm yếu ớt trong lĩnh vực tư nhân của Mỹ.
Đóng cửa phiên 2/5, Dow Jones Industrial Average giảm nhẹ 10,75 điểm (-0,08%) về 13.268,57 điểm; S&P 500 mất 3,51 điểm (-0,25%) xuống 1.402,31 điểm, trong khi Nasdaq ngược chiều đi lên, tăng 9,41 điểm (+0,31%) lên 3.059,85 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng tăng giảm trái chiều trong bối cảnh thị trường đón nhận những số liệu kinh tế yếu kém trong khu vực.
Đóng cửa phiên 2/5, chỉ số FTSE 100 của London giảm 0,93% xuống 5.758,11 điểm; DAX 30 của Đức mất 0,75% xuống 6.710,77 điểm, trong khi CAC-40 của Paris tăng 0,42% lên 3.226,33 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)