Trong khuôn khổ phiên họp thường kỳ tháng 10, Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã trả lời báo chí bên lề Quốc hội ngày 29/10.
- Chính phủ đang bàn đến dự thảo Nghị định về quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Theo ông, việc phân quyền quản lý sẽ đáp ứng như thế nào trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Hiện nay chúng ta nhìn thấy một vấn đề bất cập là đã để các tập đoàn, tổng công ty lớn chịu sự quản lý điều tiết trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, tuy là một phần thôi. Chúng ta cũng biết, Thủ tướng thì rất bận, thời gian để dành nhiều cho việc quản lý này là rất khó.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đã trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các quyền của chủ sở hữu thì có nghĩa sẽ ảnh hưởng lên quyền đại diện chủ sở hữu của các Bộ, các địa phương. Cho nên thực hiện phân cấp quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp một phần đảm bảo tính hiện thực hơn, có những đầu mối cụ thể và rõ ràng hơn.
Tôi cho rằng, dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân quyền đại diện quyền chủ sở hữu Nhà nước đã giải quyết được những vấn đề trên.
- Theo ông, để đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời gian tới thì cần phải có những biện pháp gì?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Theo tôi, để giải quyết được việc này thì còn nhiều việc phải làm. Bây giờ mới chỉ là bước đầu và vừa qua chúng ta mới làm được một số việc tức là xác định, phân định rõ giới hạn, phạm vi hoạt động của các tập đoàn, Tổng công ty (trước đây quá rộng, quá tràn lan và dàn trải). Giờ chúng ta đã bước đầu khắc phục tình trạng này.
Ngoài ra, cần phân định quyền chủ sở hữu cho rõ hơn, phù hợp hơn với điều kiện thực tế hiện nay. Một vấn đề đặc biệt quan trọng là phải xác định được những chuẩn mực an toàn trong hoạt động của các tập đoàn, Tổng công ty. Bất cứ một định chế nào cũng phải có chuẩn mực an toàn (hay nói cách khác là quản lý rủi ro). Vẫn biết, từng doanh nghiệp đã có cơ chế quản trị rủi ro rồi nhưng trong bình diện chung của quản lý Nhà nước thì phải có quy định quản lý rủi ro.
Ví dụ, trước đây, có những tập đoàn vay tới 10 lần so với vốn chủ sở hữu thì rõ ràng là quá lớn. Cho nên bây giờ phải quy định giới hạn rõ điều kiện nào thì doanh nghiệp mới được vay chứ không thể để cho vay tràn lan... Tất cả những điều này phải có quy định rõ ràng hơn và chúng ta phải đưa vào quy chế an toàn là cần thiết.
- Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế thấp một phần do tổng cầu thấp. Theo ông, làm thế nào để tăng cầu lên?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Tôi cho rằng, thu ngân sách của ta đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, do kế hoạch tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, năm nay chúng ta chỉ thực hiện được thấp (khoảng 5,2%). Dự kiến sang đến năm 2013, tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn. Rõ ràng, tăng trưởng của ta không được cao như kỳ vọng thì các doanh nghiệp sẽ khó khăn, chính vì vậy nguồn thu cũng gặp khó, kéo theo ảnh hưởng đến chi ngân sách.
Chi ngân sách gồm 2 hạng mục lớn là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi thường xuyên hiện đang chiếm tỷ trọng hết sức lớn. Chi đầu tư phát triển quay trở lại thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, chi đầu tư phát triển chính là yếu tố để nuôi nguồn thu, để có thể đảm bảo thu ngân sách tốt.
Tôi được biết, dự kiến chi đầu tư phát triển trong năm 2013 vẫn còn thấp. Chúng ta đang cố gắng hết sức mới đưa lên được mức cân đối này, gần tương đương năm 2012.
Bên cạnh đó, tổng cầu hiện nay rất thấp, tăng trưởng kinh tế thấp một phần do tổng cầu thấp. Bây giờ cần làm thế nào để “sưởi ấm” tăng cầu lên, trong đó có cầu đầu tư, cầu tiêu dùng. Theo tôi, để tăng tổng cầu thì cần phải tăng chi đầu tư phát triển. Nhưng trong điều kiện như hiện nay thì rất khó để bố trí kế hoạch vì Bộ Tài chính và Chính phủ đã cố gắng hết sức rồi.
Theo tôi, bên cạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp để việc sử dụng vốn của Nhà nước được hiệu quả hơn, chúng ta cần phải tiếp tục xem xét, mở rộng chính sách tài khóa trong phạm vi có thể để đảm bảo tăng tổng cầu nền kinh tế lên.
Trong giải pháp của Chính phủ cũng nêu khá rõ là phát hành trái phiếu công trình, nghĩa là chọn những công trình nào có khả năng triển khai nhanh, có tác động, mang lại hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất và đảm bảo hiệu quả, tránh được lãng phí.
- Xin cảm ơn ông!
Để làm rõ hơn về vấn đề này, TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã trả lời báo chí bên lề Quốc hội ngày 29/10.
- Chính phủ đang bàn đến dự thảo Nghị định về quản lý doanh nghiệp Nhà nước. Theo ông, việc phân quyền quản lý sẽ đáp ứng như thế nào trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Hiện nay chúng ta nhìn thấy một vấn đề bất cập là đã để các tập đoàn, tổng công ty lớn chịu sự quản lý điều tiết trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, tuy là một phần thôi. Chúng ta cũng biết, Thủ tướng thì rất bận, thời gian để dành nhiều cho việc quản lý này là rất khó.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đã trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các quyền của chủ sở hữu thì có nghĩa sẽ ảnh hưởng lên quyền đại diện chủ sở hữu của các Bộ, các địa phương. Cho nên thực hiện phân cấp quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp một phần đảm bảo tính hiện thực hơn, có những đầu mối cụ thể và rõ ràng hơn.
Tôi cho rằng, dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân quyền đại diện quyền chủ sở hữu Nhà nước đã giải quyết được những vấn đề trên.
- Theo ông, để đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp trong thời gian tới thì cần phải có những biện pháp gì?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Theo tôi, để giải quyết được việc này thì còn nhiều việc phải làm. Bây giờ mới chỉ là bước đầu và vừa qua chúng ta mới làm được một số việc tức là xác định, phân định rõ giới hạn, phạm vi hoạt động của các tập đoàn, Tổng công ty (trước đây quá rộng, quá tràn lan và dàn trải). Giờ chúng ta đã bước đầu khắc phục tình trạng này.
Ngoài ra, cần phân định quyền chủ sở hữu cho rõ hơn, phù hợp hơn với điều kiện thực tế hiện nay. Một vấn đề đặc biệt quan trọng là phải xác định được những chuẩn mực an toàn trong hoạt động của các tập đoàn, Tổng công ty. Bất cứ một định chế nào cũng phải có chuẩn mực an toàn (hay nói cách khác là quản lý rủi ro). Vẫn biết, từng doanh nghiệp đã có cơ chế quản trị rủi ro rồi nhưng trong bình diện chung của quản lý Nhà nước thì phải có quy định quản lý rủi ro.
Ví dụ, trước đây, có những tập đoàn vay tới 10 lần so với vốn chủ sở hữu thì rõ ràng là quá lớn. Cho nên bây giờ phải quy định giới hạn rõ điều kiện nào thì doanh nghiệp mới được vay chứ không thể để cho vay tràn lan... Tất cả những điều này phải có quy định rõ ràng hơn và chúng ta phải đưa vào quy chế an toàn là cần thiết.
- Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế thấp một phần do tổng cầu thấp. Theo ông, làm thế nào để tăng cầu lên?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Tôi cho rằng, thu ngân sách của ta đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, do kế hoạch tăng trưởng kinh tế 6-6,5%, năm nay chúng ta chỉ thực hiện được thấp (khoảng 5,2%). Dự kiến sang đến năm 2013, tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn. Rõ ràng, tăng trưởng của ta không được cao như kỳ vọng thì các doanh nghiệp sẽ khó khăn, chính vì vậy nguồn thu cũng gặp khó, kéo theo ảnh hưởng đến chi ngân sách.
Chi ngân sách gồm 2 hạng mục lớn là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Chi thường xuyên hiện đang chiếm tỷ trọng hết sức lớn. Chi đầu tư phát triển quay trở lại thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, chi đầu tư phát triển chính là yếu tố để nuôi nguồn thu, để có thể đảm bảo thu ngân sách tốt.
Tôi được biết, dự kiến chi đầu tư phát triển trong năm 2013 vẫn còn thấp. Chúng ta đang cố gắng hết sức mới đưa lên được mức cân đối này, gần tương đương năm 2012.
Bên cạnh đó, tổng cầu hiện nay rất thấp, tăng trưởng kinh tế thấp một phần do tổng cầu thấp. Bây giờ cần làm thế nào để “sưởi ấm” tăng cầu lên, trong đó có cầu đầu tư, cầu tiêu dùng. Theo tôi, để tăng tổng cầu thì cần phải tăng chi đầu tư phát triển. Nhưng trong điều kiện như hiện nay thì rất khó để bố trí kế hoạch vì Bộ Tài chính và Chính phủ đã cố gắng hết sức rồi.
Theo tôi, bên cạnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp để việc sử dụng vốn của Nhà nước được hiệu quả hơn, chúng ta cần phải tiếp tục xem xét, mở rộng chính sách tài khóa trong phạm vi có thể để đảm bảo tăng tổng cầu nền kinh tế lên.
Trong giải pháp của Chính phủ cũng nêu khá rõ là phát hành trái phiếu công trình, nghĩa là chọn những công trình nào có khả năng triển khai nhanh, có tác động, mang lại hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất và đảm bảo hiệu quả, tránh được lãng phí.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)