Tòa án ở Oslo dự kiến sẽ đưa ra phán quyết với Anders Behring Breivik vào ngày 24/8 về vụ tấn công kép của Breivik khiến 77 người thiệt mạng, vụ giết người đẫm máu nhất dẫn tới phiên tòa được chú ý nhất trong lịch sử Na Uy.
Nhân vật cực hữu này đã thừa nhận tiến hành các cuộc tấn công và không ai nghi ngờ về việc Breivik là kẻ thủ ác, tuy nhiên vấn đề thần kinh của gã sát thủ đã gây nhiều tranh cãi trong phiên tòa kéo dài 10 tuần kết thúc vào tháng Sáu.
Vào ngày 24/8 tới, năm thẩm phán ở tòa quận Oslo sẽ đưa ra tuyên bố có coi người đàn ông 33 tuổi này đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu bị kết luận tâm thần, Breivik sẽ được đưa vào một trại thần kinh giam giữ.
Trước đó, ngày 22/7/2011, Breivik đã cho nổ một quả bom xe bên ngoài các văn phòng chính phủ ở Oslo khiến tám người thiệt mạng. Sau đó, tên sát thủ này tới đảo Utoeya, tây bắc thủ đô Oslo, và bắn chết một cách có hệ thống 69 người nữa, hầu hết là thanh thiếu niên đang tham dự một trại hè của Đảng Lao động cầm quyền.
Cuộc tấn công đã làm rúng động toàn đất nước Na Uy và gây ra sự chú ý trên toàn thế giới.
Tuần trước, giám đốc cảnh sát quốc gia Na Uy đã từ chức sau một báo cáo chỉ trích phản ứng sau những vụ tấn công và Thủ tướng Jens Stoltenberg cũng sẽ phải ra trả lời trước một phiên họp thêm của quốc hội về báo cáo nói trên vào cuối tháng này.
Bị truy tố vì tội danh “hoạt động khủng bố,” Breivik có thể bị giam trong một trại tâm thần hoặc nhận mức án 21 năm, mức án tối đa ở Na Uy, và án sẽ được gia hạn chừng nào tên sát thủ máu lạnh còn bị coi là nguy hiểm với xã hội.
Tại phiên tòa, Breivik đã thừa nhận vụ thảm sát song lại không cho là mình có tội, hắn nói hành vi của mình là “tàn bạo nhưng cần thiết” để bảo vệ Na Uy khỏi chủ nghĩa đa văn hóa.
Trong một động thái đảo ngược hiếm có, bên công tố đã yêu cầu Breivik bị nhốt vào trại tâm thần, trong khi các luật sư bên bị lại nói hắn ta hoàn toàn tỉnh táo, dù điều đó đồng nghĩa với án tù.
Công tố viên Svein Holden giải thích lập trường của nhà chức trách rằng “nhốt một người tâm thần vào tù sẽ tệ hơn là giam một người không tâm thần vào trại điên.”
Lập trường của Holden dựa trên đánh giá tâm thần do tòa chỉ định cho rằng Breivik bị tâm thần phân liệt hoang tưởng. Một đánh giá thứ hai lại nói ngược lại, nhưng bên công tố cho rằng đánh giá ban đầu là đủ để nghi ngờ về tình trạng thần kinh của Breivik.
Trong khi đó, luật sư Geir Lippestad kêu gọi tòa tuyên án tù, theo yêu cầu của thân chủ - Breivik muốn được kết luận là bình thường để đảm bảo học thuyết bài Hồi giáo của hắn không bị coi là từ một kẻ điên. Sát thủ này cũng tuyên bố nhốt hắn vào trại điên “còn tệ hơn cái chết.” Hắn coi kết luận trong đánh giá tâm thần lần đầu “là sự sỉ nhục ghê gớm.”
Trong ngày cuối cùng của phiên tòa, Breivik không hề tỏ ra ăn năn hối cải, hắn nói: “Tôi sẽ lại làm chuyện đó. Tôi hành động đại diện cho người dân, tôn giáo và đất nước tôi.”
Gia đình các nạn nhân và những người sống sót bị chia rẽ về câu hỏi anh ta có tâm thần hay không, nhưng tất cả đều tin rằng dù tòa có quyết định thế nào, Breivik cũng sẽ bị nhốt cho hết phần đời còn lại.
Christin Bjelland, Phó Chủ tịch nhóm các nạn nhân, nói với AFP: “Chúng tôi tin tưởng ở hệ thống tư pháp sẽ đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên những chứng cứ được đưa ra trước tòa và trong khuôn khổ pháp luật. Dù thế nào thì kẻ sát nhân này cũng không bao giờ được thả ra, kể cả hắn có đủ năng lực hành vi để nhận trách nhiệm hay không.”
Vì lý do an ninh, ngay cả nếu được gửi vào trại tâm thần, nhiều khả năng Breivik sẽ bị giam trong bệnh viện ở một nhà tù an ninh tối đa gần Oslo./.
Nhân vật cực hữu này đã thừa nhận tiến hành các cuộc tấn công và không ai nghi ngờ về việc Breivik là kẻ thủ ác, tuy nhiên vấn đề thần kinh của gã sát thủ đã gây nhiều tranh cãi trong phiên tòa kéo dài 10 tuần kết thúc vào tháng Sáu.
Vào ngày 24/8 tới, năm thẩm phán ở tòa quận Oslo sẽ đưa ra tuyên bố có coi người đàn ông 33 tuổi này đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu bị kết luận tâm thần, Breivik sẽ được đưa vào một trại thần kinh giam giữ.
Trước đó, ngày 22/7/2011, Breivik đã cho nổ một quả bom xe bên ngoài các văn phòng chính phủ ở Oslo khiến tám người thiệt mạng. Sau đó, tên sát thủ này tới đảo Utoeya, tây bắc thủ đô Oslo, và bắn chết một cách có hệ thống 69 người nữa, hầu hết là thanh thiếu niên đang tham dự một trại hè của Đảng Lao động cầm quyền.
Cuộc tấn công đã làm rúng động toàn đất nước Na Uy và gây ra sự chú ý trên toàn thế giới.
Tuần trước, giám đốc cảnh sát quốc gia Na Uy đã từ chức sau một báo cáo chỉ trích phản ứng sau những vụ tấn công và Thủ tướng Jens Stoltenberg cũng sẽ phải ra trả lời trước một phiên họp thêm của quốc hội về báo cáo nói trên vào cuối tháng này.
Bị truy tố vì tội danh “hoạt động khủng bố,” Breivik có thể bị giam trong một trại tâm thần hoặc nhận mức án 21 năm, mức án tối đa ở Na Uy, và án sẽ được gia hạn chừng nào tên sát thủ máu lạnh còn bị coi là nguy hiểm với xã hội.
Tại phiên tòa, Breivik đã thừa nhận vụ thảm sát song lại không cho là mình có tội, hắn nói hành vi của mình là “tàn bạo nhưng cần thiết” để bảo vệ Na Uy khỏi chủ nghĩa đa văn hóa.
Trong một động thái đảo ngược hiếm có, bên công tố đã yêu cầu Breivik bị nhốt vào trại tâm thần, trong khi các luật sư bên bị lại nói hắn ta hoàn toàn tỉnh táo, dù điều đó đồng nghĩa với án tù.
Công tố viên Svein Holden giải thích lập trường của nhà chức trách rằng “nhốt một người tâm thần vào tù sẽ tệ hơn là giam một người không tâm thần vào trại điên.”
Lập trường của Holden dựa trên đánh giá tâm thần do tòa chỉ định cho rằng Breivik bị tâm thần phân liệt hoang tưởng. Một đánh giá thứ hai lại nói ngược lại, nhưng bên công tố cho rằng đánh giá ban đầu là đủ để nghi ngờ về tình trạng thần kinh của Breivik.
Trong khi đó, luật sư Geir Lippestad kêu gọi tòa tuyên án tù, theo yêu cầu của thân chủ - Breivik muốn được kết luận là bình thường để đảm bảo học thuyết bài Hồi giáo của hắn không bị coi là từ một kẻ điên. Sát thủ này cũng tuyên bố nhốt hắn vào trại điên “còn tệ hơn cái chết.” Hắn coi kết luận trong đánh giá tâm thần lần đầu “là sự sỉ nhục ghê gớm.”
Trong ngày cuối cùng của phiên tòa, Breivik không hề tỏ ra ăn năn hối cải, hắn nói: “Tôi sẽ lại làm chuyện đó. Tôi hành động đại diện cho người dân, tôn giáo và đất nước tôi.”
Gia đình các nạn nhân và những người sống sót bị chia rẽ về câu hỏi anh ta có tâm thần hay không, nhưng tất cả đều tin rằng dù tòa có quyết định thế nào, Breivik cũng sẽ bị nhốt cho hết phần đời còn lại.
Christin Bjelland, Phó Chủ tịch nhóm các nạn nhân, nói với AFP: “Chúng tôi tin tưởng ở hệ thống tư pháp sẽ đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên những chứng cứ được đưa ra trước tòa và trong khuôn khổ pháp luật. Dù thế nào thì kẻ sát nhân này cũng không bao giờ được thả ra, kể cả hắn có đủ năng lực hành vi để nhận trách nhiệm hay không.”
Vì lý do an ninh, ngay cả nếu được gửi vào trại tâm thần, nhiều khả năng Breivik sẽ bị giam trong bệnh viện ở một nhà tù an ninh tối đa gần Oslo./.
Trần Trọng (Vietnam+)