Ngày 31/8, chính phủ Mỹ đã tạo nên một đợt sóng gió mới trên làng viễn thông thế giới, khi đâm đơn kiện đòi hủy bỏ thương vụ AT&T thâu tóm T-Mobile.
Ngay lập tức, các bên liên quan đã có những phản ứng đối với động thái của Washington, vốn được coi là "cú tát trời giáng" nhắm vào nhà mạng lớn thứ 2 của nước Mỹ.
Phó chủ tịch điều hành cao cấp kiêm luật sư của AT&T, Wayne Watts bày tỏ: "Chúng tôi thực sự ngạc nhiên và thất vọng trước hành động của chính phủ và Bộ Tư pháp (DOJ) Mỹ. Trước đó, AT&T đã có nhiều cuộc gặp gỡ với DOJ nhưng DOJ chưa bao giờ bày tỏ ý định về động thái ngăn cản thương vụ thâu tóm T-Mobile của chúng tôi."
"AT&T sẽ đề nghị tổ chức một phiên điều trần để DOJ chứng minh những ảnh hưởng độc quyền có thể xảy ra sau vụ sáp nhập. Chúng tôi sẵn sàng tranh luận để làm rõ vấn đề này. AT&T vẫn luôn tự tin rằng việc sáp nhập AT&T-T-Mobile sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho cả người tiêu dùng và quốc gia. Thực tế này sẽ được làm rõ tại phiên điều trần," Wayne Watts cho biết.
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Obama cho rằng việc nhà mạng lớn thứ 2 nước Mỹ, AT&T thâu tóm T-Mobile (nhà mạng lớn thứ 4 tại Mỹ) sẽ khiến cho cục diện cạnh tranh trên thị trường viễn thông bị thay đổi, bởi không những AT&T có thể mở rộng sức mạnh để lấn át các đối thủ khác, mà nhà mạng này còn thôn tính được một đối thủ cạnh tranh vốn nổi tiếng với các dịch vụ giá rẻ.
Đứng trước động thái mới của chính phủ Mỹ, có lẽ nhà mạng lớn thứ 3 tại đây là Sprint sẽ cảm thấy mừng rỡ nhất, bởi Sprint là một trong những hãng phản đối mạnh mẽ nhất thương vụ thâu tóm trên.
Phó chủ tịch cao cấp của Sprint, Vonya B. McCann cho biết: "Hành động của DOJ đã mang đến một chiến thắng có tính quyết định dành cho người tiêu dùng, cũng như cho các đối thủ cạnh tranh với AT&T và cho cả quốc gia. Với việc ngăn cản vụ sáp nhập, DOJ đang đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên trên hết, và mở đường cho vấn đề giải quyết việc làm, phát triển nền kinh tế Mỹ, cũng như cổ vũ sự sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Chúng tôi hoan nghênh bước đi có tính đột phá của DOJ."
Trong khi đó, vị Chủ tịch Julius Genachowski của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) thì bày tỏ quan điểm rằng "trong bối cảnh này, nhiều mối quan tâm lo lắng đáng kể đang hướng về vụ sáp nhập AT&T và T-Mobile, với những tác động hệ quả khó lường trong tương lai."
Hiện chưa rõ quyết định cuối cùng sẽ như thế nào, song trước động thái chính phủ Mỹ đã "vào cuộc" thì có lẽ, AT&T nên bắt đầu nghĩ tới khoản tiền đền bù 6 tỷ USD trả cho tập đoàn Deutsche Telekom (chủ sở hữu T-Mobile) nếu như thương vụ thâu tóm không thành công.
Tin mới nhất cho hay, AT&T đang cố "ve vãn" FCC bằng lời hứa sẽ tạo ra 5.000 việc làm tại Mỹ nếu như vụ mua T-Mobile của họ được thông qua êm thấm./.
Ngay lập tức, các bên liên quan đã có những phản ứng đối với động thái của Washington, vốn được coi là "cú tát trời giáng" nhắm vào nhà mạng lớn thứ 2 của nước Mỹ.
Phó chủ tịch điều hành cao cấp kiêm luật sư của AT&T, Wayne Watts bày tỏ: "Chúng tôi thực sự ngạc nhiên và thất vọng trước hành động của chính phủ và Bộ Tư pháp (DOJ) Mỹ. Trước đó, AT&T đã có nhiều cuộc gặp gỡ với DOJ nhưng DOJ chưa bao giờ bày tỏ ý định về động thái ngăn cản thương vụ thâu tóm T-Mobile của chúng tôi."
"AT&T sẽ đề nghị tổ chức một phiên điều trần để DOJ chứng minh những ảnh hưởng độc quyền có thể xảy ra sau vụ sáp nhập. Chúng tôi sẵn sàng tranh luận để làm rõ vấn đề này. AT&T vẫn luôn tự tin rằng việc sáp nhập AT&T-T-Mobile sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho cả người tiêu dùng và quốc gia. Thực tế này sẽ được làm rõ tại phiên điều trần," Wayne Watts cho biết.
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Obama cho rằng việc nhà mạng lớn thứ 2 nước Mỹ, AT&T thâu tóm T-Mobile (nhà mạng lớn thứ 4 tại Mỹ) sẽ khiến cho cục diện cạnh tranh trên thị trường viễn thông bị thay đổi, bởi không những AT&T có thể mở rộng sức mạnh để lấn át các đối thủ khác, mà nhà mạng này còn thôn tính được một đối thủ cạnh tranh vốn nổi tiếng với các dịch vụ giá rẻ.
Đứng trước động thái mới của chính phủ Mỹ, có lẽ nhà mạng lớn thứ 3 tại đây là Sprint sẽ cảm thấy mừng rỡ nhất, bởi Sprint là một trong những hãng phản đối mạnh mẽ nhất thương vụ thâu tóm trên.
Phó chủ tịch cao cấp của Sprint, Vonya B. McCann cho biết: "Hành động của DOJ đã mang đến một chiến thắng có tính quyết định dành cho người tiêu dùng, cũng như cho các đối thủ cạnh tranh với AT&T và cho cả quốc gia. Với việc ngăn cản vụ sáp nhập, DOJ đang đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên trên hết, và mở đường cho vấn đề giải quyết việc làm, phát triển nền kinh tế Mỹ, cũng như cổ vũ sự sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Chúng tôi hoan nghênh bước đi có tính đột phá của DOJ."
Trong khi đó, vị Chủ tịch Julius Genachowski của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) thì bày tỏ quan điểm rằng "trong bối cảnh này, nhiều mối quan tâm lo lắng đáng kể đang hướng về vụ sáp nhập AT&T và T-Mobile, với những tác động hệ quả khó lường trong tương lai."
Hiện chưa rõ quyết định cuối cùng sẽ như thế nào, song trước động thái chính phủ Mỹ đã "vào cuộc" thì có lẽ, AT&T nên bắt đầu nghĩ tới khoản tiền đền bù 6 tỷ USD trả cho tập đoàn Deutsche Telekom (chủ sở hữu T-Mobile) nếu như thương vụ thâu tóm không thành công.
Tin mới nhất cho hay, AT&T đang cố "ve vãn" FCC bằng lời hứa sẽ tạo ra 5.000 việc làm tại Mỹ nếu như vụ mua T-Mobile của họ được thông qua êm thấm./.
Văn Hưng (Vietnam+)