Mặc dù từng cam kết tránh áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, Tổng thống Pháp Francois Hollande nhiều khả năng sẽ phải tiến hành cắt giảm chi tiêu và việc làm tại khu vực nhà nước để đáp ứng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách (3% GDP) do Liên minh châu Âu (EU) đề ra.
Báo cáo của Văn phòng kiểm toán nhà nước Pháp cho biết để đưa thâm hụt ngân sách về mức chuẩn của EU, ước tính Pháp phải cắt giảm chi tiêu hơn 33 tỷ euro (42 tỷ USD) trong các ngành thuộc khu vực nhà nước vào năm 2013.
Tuy nhiên, với mức thâm hụt tương đương 5,2% GDP trong năm 2011 và mục tiêu được đặt ra cho năm 2012 là 4,4%, trước khi có thể giảm xuống 3% GDP, Pháp cần phải thực hiện tiết kiệm ngân sách từ 6-10 tỷ euro ngay trong năm nay.
Theo báo cáo đánh giá về tình trạng tài chính nhà nước, tổng số nợ của Pháp hiện vượt quá 90% GDP, mức các chuyên gia kinh tế cho rằng bắt đầu làm suy yếu tốc độ tăng trưởng và nếu không kiểm soát được các chỉ tiêu thâm hụt, nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai tại Khu vực đồng euro (Eurozone) này lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ là không thể loại trừ.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 2/7, Giám đốc Cơ quan Kiểm toán nhà nước, ông Didier Migaud cho rằng do bức tranh kinh tế ảm đạm, năm 2013 vẫn là năm "gian khổ" đối với kinh tế Pháp khi kế hoạch cân bằng ngân sách được dự báo gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Mặc dù Pháp đã đạt tiến bộ trong việc cắt giảm thâm hụt năm ngoái, song Paris vẫn chậm trễ trong cải cách tài chính công.
Trong khi hầu hết các nước thành viên Eurozone đã cắt giảm chi tiêu trong năm 2011, Pháp vẫn chủ yếu dựa vào kế hoạch tăng thuế được cho là ít hiệu quả để đưa mức thâm hụt xuống 5,2%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% GDP trong Eurozone.
Trong báo cáo điều chỉnh ngân sách năm 2012 dự kiến trình nội các trong ngày 4/7, Pháp sẽ vẫn dựa vào nguồn thu khoảng 7,5 tỷ euro từ kế hoạch tăng thuế, chủ yếu từ các công ty, tập đoàn lớn.
Tuy nhiên, theo ông Didier Migaud, việc cắt giảm việc làm và phúc lợi xã hội tại khu vực nhà nước, kế hoạch chắc chắn vấp phải sự phản đối từ người dân, là không thể tránh khỏi.
Liên quan đến tình hình Hy Lạp, ngày 2/7, Thủ tướng Antonis Samaras đã có cuộc họp kín với các bộ trưởng trong chính phủ liên minh nhằm đưa ra chương trình nghị sự về kinh tế, dự kiến sẽ trình quốc hội vào ngày 4 hoặc 5/7, trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ vào ngày 7/7.
Chính phủ Hy Lạp muốn được đàm phán lại một số điều khoản trong thỏa thuận cứu trợ chung thứ hai trị giá 130 tỷ euro của EU, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao của châu Âu cho rằng Athens có rất ít cơ hội để đàm phán lại thỏa thuận trên do phần lớn chương trình cải cách đều chậm hơn kế hoạch.
Đại diện ECB Joerg Asmussen cho rằng Chính phủ Hy Lạp phải nhanh chóng đưa thỏa thuận cứu trợ nước này trở về quỹ đạo nếu không muốn nó thất bại.
Đề cập đến các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", điều kiện để Athens nhận được gói cứu trợ, ông Asmussen khẳng định chương trình này là sự lựa chọn tốt nhất để cứu Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng, bất kỳ sự chậm trễ nào đều không có lợi cho Athens./.
Báo cáo của Văn phòng kiểm toán nhà nước Pháp cho biết để đưa thâm hụt ngân sách về mức chuẩn của EU, ước tính Pháp phải cắt giảm chi tiêu hơn 33 tỷ euro (42 tỷ USD) trong các ngành thuộc khu vực nhà nước vào năm 2013.
Tuy nhiên, với mức thâm hụt tương đương 5,2% GDP trong năm 2011 và mục tiêu được đặt ra cho năm 2012 là 4,4%, trước khi có thể giảm xuống 3% GDP, Pháp cần phải thực hiện tiết kiệm ngân sách từ 6-10 tỷ euro ngay trong năm nay.
Theo báo cáo đánh giá về tình trạng tài chính nhà nước, tổng số nợ của Pháp hiện vượt quá 90% GDP, mức các chuyên gia kinh tế cho rằng bắt đầu làm suy yếu tốc độ tăng trưởng và nếu không kiểm soát được các chỉ tiêu thâm hụt, nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai tại Khu vực đồng euro (Eurozone) này lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ là không thể loại trừ.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 2/7, Giám đốc Cơ quan Kiểm toán nhà nước, ông Didier Migaud cho rằng do bức tranh kinh tế ảm đạm, năm 2013 vẫn là năm "gian khổ" đối với kinh tế Pháp khi kế hoạch cân bằng ngân sách được dự báo gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Mặc dù Pháp đã đạt tiến bộ trong việc cắt giảm thâm hụt năm ngoái, song Paris vẫn chậm trễ trong cải cách tài chính công.
Trong khi hầu hết các nước thành viên Eurozone đã cắt giảm chi tiêu trong năm 2011, Pháp vẫn chủ yếu dựa vào kế hoạch tăng thuế được cho là ít hiệu quả để đưa mức thâm hụt xuống 5,2%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% GDP trong Eurozone.
Trong báo cáo điều chỉnh ngân sách năm 2012 dự kiến trình nội các trong ngày 4/7, Pháp sẽ vẫn dựa vào nguồn thu khoảng 7,5 tỷ euro từ kế hoạch tăng thuế, chủ yếu từ các công ty, tập đoàn lớn.
Tuy nhiên, theo ông Didier Migaud, việc cắt giảm việc làm và phúc lợi xã hội tại khu vực nhà nước, kế hoạch chắc chắn vấp phải sự phản đối từ người dân, là không thể tránh khỏi.
Liên quan đến tình hình Hy Lạp, ngày 2/7, Thủ tướng Antonis Samaras đã có cuộc họp kín với các bộ trưởng trong chính phủ liên minh nhằm đưa ra chương trình nghị sự về kinh tế, dự kiến sẽ trình quốc hội vào ngày 4 hoặc 5/7, trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ vào ngày 7/7.
Chính phủ Hy Lạp muốn được đàm phán lại một số điều khoản trong thỏa thuận cứu trợ chung thứ hai trị giá 130 tỷ euro của EU, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao của châu Âu cho rằng Athens có rất ít cơ hội để đàm phán lại thỏa thuận trên do phần lớn chương trình cải cách đều chậm hơn kế hoạch.
Đại diện ECB Joerg Asmussen cho rằng Chính phủ Hy Lạp phải nhanh chóng đưa thỏa thuận cứu trợ nước này trở về quỹ đạo nếu không muốn nó thất bại.
Đề cập đến các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", điều kiện để Athens nhận được gói cứu trợ, ông Asmussen khẳng định chương trình này là sự lựa chọn tốt nhất để cứu Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng, bất kỳ sự chậm trễ nào đều không có lợi cho Athens./.
(TTXVN)