Ngày 29/1, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy công bố một loạt biện pháp mà ông cho là có thể giúp ổn định nền kinh tế đang suy yếu của nước này.
Trong cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ được phát trực tiếp trên sáu kênh truyền hình của Pháp, ông Sarkozy cho biết sẽ tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 19,6% hiện nay lên 21,2%, bắt đầu từ tháng 10 năm nay; đồng thời sẽ áp thuế giao dịch tài chính ở mức 0,1%, bắt đầu từ tháng Tám tới.
Ông Sarkozy tuyên bố sẽ giảm lương thông qua giảm giờ làm với mục đích cuối cùng là duy trì việc làm; tăng số lượng người học nghề và thành lập một ngân hàng mới nhằm đảm bảo sự trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về huy động vốn trong tình hình tài chính khó khăn hiện nay. Ông thông báo thâm hụt ngân sách nhà nước của Pháp trong năm 2011 chỉ ở mức 5,3% hoặc 5,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chứ không phải 5,7% như dự báo ban đầu.
Tổng thống Sarkozy nhấn mạnh việc tăng thuế VAT nhằm mục đích giảm gánh nặng an sinh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty Pháp, đồng thời kiến tạo việc làm. Trong khi đó, thuế giao dịch tài chính sẽ giúp tránh xảy ra hiện tượng "chảy máu việc làm" ra nước ngoài.
Tổng thống Pháp muốn tạo "cú sốc" nhằm khuyến khích các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) áp dụng sắc thuế giao dịch tài chính vốn đang gây nhiều tranh cãi này. Ông cũng muốn sử dụng buổi trả lời phỏng vấn để chứng minh rằng các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính mới đang đe dọa châu Âu và các châu lục khác trên thế giới đang phát huy tác dụng.
Theo các bộ trưởng dưới quyền ông Sarkozy, người đứng đầu Nhà nước Pháp sẵn sàng làm bất kỳ việc gì để cứu nền kinh tế Pháp thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ vì tỷ lệ thất nghiệp ở nước này hiện lên mức cao nhất trong 12 năm trở lại đây và nợ công lên đến mức kỷ lục.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo những cải cách mới của ông Sarkozy có thể tác động xấu đến nhu cầu tiêu dùng trong nước, động lực chính đảm bảo sự phát triển cho nền kinh tế Pháp, trong khi các thành viên đảng UMP cầm quyền do ông Sarkozy đứng đầu lo ngại những cải cách này có thể khiến ông mất phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến sẽ diễn ra trong hai vòng vào tháng Tư và tháng Sáu tới.
Trước đó một tuần, ứng cử viên tổng thống Francois Hollande cũng có bài phát biểu trên truyền hình trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, công kích khu vực tài chính yếu kém của Pháp.
Ông Hollande tuyên bố nếu đắc cử sẽ "thủ tiêu" các di sản của ông Sarkozy, tăng chi tiêu thêm 20 tỷ euro (26 tỷ USD) từ nay đến năm 2017, tạo 60.000 việc làm mới trong ngành giáo dục và 150.000 việc làm mới cho công nhân trẻ.
Theo một cuộc thăm dò dư luận công bố trong tuần này, ông Hollande giành được 56% số phiếu bầu so với 44% dành cho ông Sarkozy./.
Trong cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ được phát trực tiếp trên sáu kênh truyền hình của Pháp, ông Sarkozy cho biết sẽ tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 19,6% hiện nay lên 21,2%, bắt đầu từ tháng 10 năm nay; đồng thời sẽ áp thuế giao dịch tài chính ở mức 0,1%, bắt đầu từ tháng Tám tới.
Ông Sarkozy tuyên bố sẽ giảm lương thông qua giảm giờ làm với mục đích cuối cùng là duy trì việc làm; tăng số lượng người học nghề và thành lập một ngân hàng mới nhằm đảm bảo sự trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về huy động vốn trong tình hình tài chính khó khăn hiện nay. Ông thông báo thâm hụt ngân sách nhà nước của Pháp trong năm 2011 chỉ ở mức 5,3% hoặc 5,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chứ không phải 5,7% như dự báo ban đầu.
Tổng thống Sarkozy nhấn mạnh việc tăng thuế VAT nhằm mục đích giảm gánh nặng an sinh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty Pháp, đồng thời kiến tạo việc làm. Trong khi đó, thuế giao dịch tài chính sẽ giúp tránh xảy ra hiện tượng "chảy máu việc làm" ra nước ngoài.
Tổng thống Pháp muốn tạo "cú sốc" nhằm khuyến khích các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) áp dụng sắc thuế giao dịch tài chính vốn đang gây nhiều tranh cãi này. Ông cũng muốn sử dụng buổi trả lời phỏng vấn để chứng minh rằng các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính mới đang đe dọa châu Âu và các châu lục khác trên thế giới đang phát huy tác dụng.
Theo các bộ trưởng dưới quyền ông Sarkozy, người đứng đầu Nhà nước Pháp sẵn sàng làm bất kỳ việc gì để cứu nền kinh tế Pháp thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ vì tỷ lệ thất nghiệp ở nước này hiện lên mức cao nhất trong 12 năm trở lại đây và nợ công lên đến mức kỷ lục.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo những cải cách mới của ông Sarkozy có thể tác động xấu đến nhu cầu tiêu dùng trong nước, động lực chính đảm bảo sự phát triển cho nền kinh tế Pháp, trong khi các thành viên đảng UMP cầm quyền do ông Sarkozy đứng đầu lo ngại những cải cách này có thể khiến ông mất phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến sẽ diễn ra trong hai vòng vào tháng Tư và tháng Sáu tới.
Trước đó một tuần, ứng cử viên tổng thống Francois Hollande cũng có bài phát biểu trên truyền hình trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, công kích khu vực tài chính yếu kém của Pháp.
Ông Hollande tuyên bố nếu đắc cử sẽ "thủ tiêu" các di sản của ông Sarkozy, tăng chi tiêu thêm 20 tỷ euro (26 tỷ USD) từ nay đến năm 2017, tạo 60.000 việc làm mới trong ngành giáo dục và 150.000 việc làm mới cho công nhân trẻ.
Theo một cuộc thăm dò dư luận công bố trong tuần này, ông Hollande giành được 56% số phiếu bầu so với 44% dành cho ông Sarkozy./.
(TTXVN/Vietnam+)