Vụ bê bối nghe lén của Chính phủ Mỹ tiếp tục là đề tài nóng hổi tại châu Âu.
Nhiều nước đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Mỹ trước thông tin rằng các cơ quan an ninh và tình báo Mỹ đã tiến hành nghe lén các cơ quan ngoại giao châu Âu tại nước ngoài.
Tuy nhiên, vụ việc này lại gây chia rẽ giữa Pháp và Đức - hai nền kinh tế trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) - liên quan tới tiến trình đàm phán về hiệp định tự do thương mại (FTA) với Mỹ.
Ngày 3/7, nữ phát ngôn viên Chính phủ Pháp Najat Vallaud-Belkacem tuyên bố Paris đang kêu gọi tạm ngưng các cuộc đàm phán về FTA giữa Mỹ và EU sau những cáo buộc trên.
Phát biểu sau một cuộc họp nội các, bà Vallaud-Belkacem nêu rõ đây không phải là việc ngừng các cuộc đàm phán về FTA, nhưng có lẽ sẽ là sáng suốt hơn khi tạm hoãn các cuộc thương lượng, có thể trong 15 ngày, để tránh những tranh cãi và có thời gian thu thập thông tin cần thiết.
Theo bà, Paris sẽ tham vấn các đối tác châu Âu về vấn đề này sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 1/7 yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay hoạt động theo dõi các nước EU.
Ông cho rằng hoạt động này là "không thể chấp nhận được" trong quan hệ giữa các đối tác và các đồng minh cũng như có khá nhiều bằng chứng đủ để Pháp yêu cầu phải có lời giải thích từ Mỹ.
Tổng thống Hollande tuyên bố các cuộc đàm phán giữa EU và Mỹ về khu vực thương mại tự do sẽ không thể tiến hành nếu không có bảo đảm rằng Mỹ chấm dứt hoạt động gián điệp.
Tuy nhiên, trong một phát biểu cùng ngày, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert, cho rằng Đức muốn các cuộc đàm phán FTA giữa EU và Mỹ có thể bắt đầu vào tuần tới (ngày 8/7) tại Washington, Mỹ bất chấp những bất đồng về những cáo buộc Mỹ hoạt động do thám trực tuyến và gián điệp đối với các nước EU.
Theo ông, trong cuộc đối thoại với Mỹ này, châu Âu sẽ tìm cách thảo luận về các vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên như bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư.
Quan chức Chính phủ Đức cũng thông báo kế hoạch thành lập các nhóm chuyên viên chung, có trách nhiệm làm sáng tỏ các khúc mắc như giám sát hoạt động tình báo, thu thập dữ liệu và bảo mật cá nhân.
Cuối tuần qua các phương tiện truyền thông EU công bố thông tin nhận được từ cựu nhân viên Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden cho biết các cơ quan mật vụ Mỹ đã thâm nhập mạng thông tin của các cơ quan đại diện của EU tại Washington và New York cũng như trụ sở Hội đồng châu Âu tại Brussels, Bỉ.
Hiện thông tin này đang được các nước EU kiểm chứng./.
Nhiều nước đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Mỹ trước thông tin rằng các cơ quan an ninh và tình báo Mỹ đã tiến hành nghe lén các cơ quan ngoại giao châu Âu tại nước ngoài.
Tuy nhiên, vụ việc này lại gây chia rẽ giữa Pháp và Đức - hai nền kinh tế trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) - liên quan tới tiến trình đàm phán về hiệp định tự do thương mại (FTA) với Mỹ.
Ngày 3/7, nữ phát ngôn viên Chính phủ Pháp Najat Vallaud-Belkacem tuyên bố Paris đang kêu gọi tạm ngưng các cuộc đàm phán về FTA giữa Mỹ và EU sau những cáo buộc trên.
Phát biểu sau một cuộc họp nội các, bà Vallaud-Belkacem nêu rõ đây không phải là việc ngừng các cuộc đàm phán về FTA, nhưng có lẽ sẽ là sáng suốt hơn khi tạm hoãn các cuộc thương lượng, có thể trong 15 ngày, để tránh những tranh cãi và có thời gian thu thập thông tin cần thiết.
Theo bà, Paris sẽ tham vấn các đối tác châu Âu về vấn đề này sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 1/7 yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay hoạt động theo dõi các nước EU.
Ông cho rằng hoạt động này là "không thể chấp nhận được" trong quan hệ giữa các đối tác và các đồng minh cũng như có khá nhiều bằng chứng đủ để Pháp yêu cầu phải có lời giải thích từ Mỹ.
Tổng thống Hollande tuyên bố các cuộc đàm phán giữa EU và Mỹ về khu vực thương mại tự do sẽ không thể tiến hành nếu không có bảo đảm rằng Mỹ chấm dứt hoạt động gián điệp.
Tuy nhiên, trong một phát biểu cùng ngày, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert, cho rằng Đức muốn các cuộc đàm phán FTA giữa EU và Mỹ có thể bắt đầu vào tuần tới (ngày 8/7) tại Washington, Mỹ bất chấp những bất đồng về những cáo buộc Mỹ hoạt động do thám trực tuyến và gián điệp đối với các nước EU.
Theo ông, trong cuộc đối thoại với Mỹ này, châu Âu sẽ tìm cách thảo luận về các vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên như bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư.
Quan chức Chính phủ Đức cũng thông báo kế hoạch thành lập các nhóm chuyên viên chung, có trách nhiệm làm sáng tỏ các khúc mắc như giám sát hoạt động tình báo, thu thập dữ liệu và bảo mật cá nhân.
Cuối tuần qua các phương tiện truyền thông EU công bố thông tin nhận được từ cựu nhân viên Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden cho biết các cơ quan mật vụ Mỹ đã thâm nhập mạng thông tin của các cơ quan đại diện của EU tại Washington và New York cũng như trụ sở Hội đồng châu Âu tại Brussels, Bỉ.
Hiện thông tin này đang được các nước EU kiểm chứng./.
(TTXVN)