Ngày 24/6, khoảng 200 cuộc biểu tình với sự tham gia của gần 2 triệu người đã đồng loạt diễn ra trên toàn nước Pháp để phản đối kế hoạch của chính phủ về cải cách chế độ hưu trí.
Các cuộc biểu tình do các công đoàn lớn ở Pháp phát động.
Đây là làn sóng biểu tình và đình công lần thứ tư của người lao động Pháp kể từ đầu năm nay và là ngày hành động mới nhất kể từ ngày 16/6, khi Chính phủ Pháp chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống hưu trí, theo đó từ nay đến năm 2018, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động Pháp sẽ nâng lên 62 tuổi so với quy định hiện hành là 60 tuổi.
Chính phủ Pháp coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia ngày càng tăng đang đe dọa nền kinh tế. Song kế hoạch này sẽ còn phải được Quốc hội xem xét thông qua vào tháng Chín tới.
Bộ Nội vụ Pháp cho biết ngày hành động đã diễn ra ở hầu hết các thành phố lớn, nhỏ cũng như các thị trấn trong cả nước như Paris, Lyon, Marseille, trong đó đặc biệt diễn ra rầm rộ ở thủ đô Paris với sự tham gia của khoảng hơn 100.000 người.
Phát biểu trước những người biểu tình ở Paris, Thư ký Tổng liên đoàn lao động (CGT), tổ chức công đoàn lớn nhất ở Pháp, Bernard Thibault cho rằng tăng tuổi nghỉ hưu là một biện pháp rất vô lý.
Ông kêu gọi chính phủ từ bỏ kế hoạch cải cách nói trên và nhấn mạnh rằng người lao động "không có lỗi" trong cuộc khủng hoảng ngân sách.
Cuộc biểu tình và đình công đã làm cho hệ thống giao thông đường sắt, đường không và đường bộ tại nhiều địa phương ở Pháp bị tê liệt hoặc ngừng trệ. Nhiều dịch vụ công cộng đã ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Trong khi đó, chính phủ vẫn khẳng định lập trường kiên quyết tiến hành kế hoạch cải cách. Bộ trưởng Lao động Pháp Eric Woerth khẳng định các cuộc biểu tình, đình công không ngăn cản được việc thực thi kế hoạch để bảo vệ hệ thống hưu trí.
Cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất do cơ quan thăm dò CSA cho biết có 68% số người được hỏi ý kiến ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối cải cách hệ thống hưu trí. Trong khi đó, cuộc thăm dò do viện Ifop của Pháp tiến hành được công bố trên tờ Le Figaro (một tờ báo thân chính phủ) số ra ngày 23/6 lại cho thấy có 58% số người được hỏi cho rằng việc nâng tuổi nghỉ hưu lên 62 là "có thể chấp nhận."./.
Các cuộc biểu tình do các công đoàn lớn ở Pháp phát động.
Đây là làn sóng biểu tình và đình công lần thứ tư của người lao động Pháp kể từ đầu năm nay và là ngày hành động mới nhất kể từ ngày 16/6, khi Chính phủ Pháp chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống hưu trí, theo đó từ nay đến năm 2018, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động Pháp sẽ nâng lên 62 tuổi so với quy định hiện hành là 60 tuổi.
Chính phủ Pháp coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia ngày càng tăng đang đe dọa nền kinh tế. Song kế hoạch này sẽ còn phải được Quốc hội xem xét thông qua vào tháng Chín tới.
Bộ Nội vụ Pháp cho biết ngày hành động đã diễn ra ở hầu hết các thành phố lớn, nhỏ cũng như các thị trấn trong cả nước như Paris, Lyon, Marseille, trong đó đặc biệt diễn ra rầm rộ ở thủ đô Paris với sự tham gia của khoảng hơn 100.000 người.
Phát biểu trước những người biểu tình ở Paris, Thư ký Tổng liên đoàn lao động (CGT), tổ chức công đoàn lớn nhất ở Pháp, Bernard Thibault cho rằng tăng tuổi nghỉ hưu là một biện pháp rất vô lý.
Ông kêu gọi chính phủ từ bỏ kế hoạch cải cách nói trên và nhấn mạnh rằng người lao động "không có lỗi" trong cuộc khủng hoảng ngân sách.
Cuộc biểu tình và đình công đã làm cho hệ thống giao thông đường sắt, đường không và đường bộ tại nhiều địa phương ở Pháp bị tê liệt hoặc ngừng trệ. Nhiều dịch vụ công cộng đã ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Trong khi đó, chính phủ vẫn khẳng định lập trường kiên quyết tiến hành kế hoạch cải cách. Bộ trưởng Lao động Pháp Eric Woerth khẳng định các cuộc biểu tình, đình công không ngăn cản được việc thực thi kế hoạch để bảo vệ hệ thống hưu trí.
Cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất do cơ quan thăm dò CSA cho biết có 68% số người được hỏi ý kiến ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối cải cách hệ thống hưu trí. Trong khi đó, cuộc thăm dò do viện Ifop của Pháp tiến hành được công bố trên tờ Le Figaro (một tờ báo thân chính phủ) số ra ngày 23/6 lại cho thấy có 58% số người được hỏi cho rằng việc nâng tuổi nghỉ hưu lên 62 là "có thể chấp nhận."./.
(TTXVN/Vietnam+)