Ngày 8/9, Pháp trở thành nước đầu tiên trong Khu vực đồng euro (Eurozone) chính thức "bật đèn xanh" cho gói cứu trợ thứ hai của quốc tế dành cho Hy Lạp sau khi kế hoạch này được Thượng viện Pháp thông qua. Trước đó, ngày 7/9, kế hoạch này cũng đã nhận được sự ủng hộ tại Hạ viện Pháp.
Các nhà lãnh đạo Pháp hy vọng rằng việc Paris thông qua kế hoạch cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp sẽ là một tín hiệu tích cực đối với các thị trường đang bất ổn do cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro và do mối lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của sự bất ổn này đối với các ngân hàng châu Âu.
Gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp, trị giá 158,6 tỷ euro, đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu thông qua tại hội nghị khẩn cấp ở Brussels (Bỉ) ngày 21/7 vừa qua. Gói cứu trợ này nhằm giúp đất nước Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, trong đó 109 tỷ euro đến từ các nước thành viên Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và 49,6 tỷ euro còn lại do khu vực tư nhân đóng góp (37 tỷ euro từ đóng góp tự nguyện, 12,6 tỷ euro từ việc mua lại các khoản nợ trên thị trường).
Để có thể được chính thức triển khai, kế hoạch cứu trợ này phải được tất cả 17 nước trong Khu vực đồng euro phê chuẩn. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phải hứng chịu thất bại chính trị tại một số quốc gia thành viên và một số chuyên gia đã cảnh báo rằng kế hoạch trên có thể là không đủ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công.
Trong một diễn biến khác có liên quan, phát biểu tại một hội nghị do Phòng Thương mại Mỹ và Tây Ban Nha phối hợp tổ chức ở New York ngày 8/9, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Joaquin Almunia đã kêu gọi các nước có tiềm năng mạnh trong Eurozone tăng cường giúp đỡ bổ sung cho các nước yếu hơn trong liên minh tiền tệ này. Quan chức Uỷ ban châu Âu cũng kêu gọi các nước gặp khó khăn trong khu vực duy trì nỗ lực phục hồi và đẩy mạnh cải cách, điều chỉnh kinh tế./.
Các nhà lãnh đạo Pháp hy vọng rằng việc Paris thông qua kế hoạch cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp sẽ là một tín hiệu tích cực đối với các thị trường đang bất ổn do cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng euro và do mối lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của sự bất ổn này đối với các ngân hàng châu Âu.
Gói cứu trợ thứ hai cho Hy Lạp, trị giá 158,6 tỷ euro, đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu thông qua tại hội nghị khẩn cấp ở Brussels (Bỉ) ngày 21/7 vừa qua. Gói cứu trợ này nhằm giúp đất nước Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ, trong đó 109 tỷ euro đến từ các nước thành viên Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và 49,6 tỷ euro còn lại do khu vực tư nhân đóng góp (37 tỷ euro từ đóng góp tự nguyện, 12,6 tỷ euro từ việc mua lại các khoản nợ trên thị trường).
Để có thể được chính thức triển khai, kế hoạch cứu trợ này phải được tất cả 17 nước trong Khu vực đồng euro phê chuẩn. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phải hứng chịu thất bại chính trị tại một số quốc gia thành viên và một số chuyên gia đã cảnh báo rằng kế hoạch trên có thể là không đủ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công.
Trong một diễn biến khác có liên quan, phát biểu tại một hội nghị do Phòng Thương mại Mỹ và Tây Ban Nha phối hợp tổ chức ở New York ngày 8/9, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Joaquin Almunia đã kêu gọi các nước có tiềm năng mạnh trong Eurozone tăng cường giúp đỡ bổ sung cho các nước yếu hơn trong liên minh tiền tệ này. Quan chức Uỷ ban châu Âu cũng kêu gọi các nước gặp khó khăn trong khu vực duy trì nỗ lực phục hồi và đẩy mạnh cải cách, điều chỉnh kinh tế./.
(TTXVN/Vietnam+)