Tối 27/3, bà Nicole Bricq, Bộ trưởng Ngoại thương Pháp tuyên bố: "Việt Nam luôn là một ưu tiên trong hành động của tôi.”
Phát biểu tại buổi chiêu đãi kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức tại Paris, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ 25 đến 29/3 của Bộ Trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh, bà Nicole Bricq đánh giá cao những kết quả tích cực của Việt Nam đã đạt được trong việc kiềm chế lạm phát và đẩy mạnh xuất khẩu, cũng như những quyết tâm của các doanh nghiệp Pháp muốn hiện diện nhiều hơn nữa tại Việt Nam.
Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp Pháp (hơn 300 doanh nghiệp) hợp tác và triển khai nhiều dự án tại Việt Nam. Điều này được đánh giá bằng việc Pháp là nhà đầu tư lớn thứ hai trong số các nước Châu Âu đầu tư tại Việt Nam.
Sự kiện này diễn ra trước chuyến thăm chính thức Việt Nam của bà Nicole Bricq vài ngày, để dự lễ khởi động Năm văn hóa Việt Nam-Pháp, dự kiến được tổ chức ngày 9/4 tại Hà Nội. Tháp tùng bà sẽ có lãnh đạo và đại diện khoảng 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Pháp.
Theo bà Bộ trưởng quan hệ giữa hai Nhà nước Pháp-Việt Nam là mối quan hệ “hết sức đặc biệt và lâu đời,” hai nước cần phải “đi xa hơn nữa” nhất là trong lĩnh vực kinh tế, cần tạo ra một đà tăng trưởng mới, để có thể thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào một thời điểm thích hợp. Đây sẽ là một trong các nội dung được đề cặp đến trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Pháp cần phải có bước chuyển mới. Bà bày tỏ sự “không hài lòng” trước mức độ trao đổi kinh tế thương mại của hai nước Việt Nam-Pháp thấp hơn mức trung bình trong quan hệ kinh tế của Pháp với các nước ở Đông Nam Á. Từ nhiều năm nay cán cân thương mại của hai nước đều bị thâm hụt và sự thâm hút này ngày càng gia tăng. Vì thế, với sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam, bà cho rằng hai bên sẽ cố gắng khắc phục vấn đề này nhằm có thể tái cân bằng lại cán cân thương mại giữa hai nước.
Bà Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng rằng các sản phẩm và thế mạnh của Pháp hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện nay của Việt Nam, nơi tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển và có vị trí trong xã hội và các trung tâm đô thị ngày càng xuất hiện nhiều.
Để khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực này, bà đưa ra sáng kiến : tổ chức lại và thúc đẩy cơ chế đối thoại song phương và triển khai cơ chế đối thoại kinh tế cấp cao - ở cấp bộ trưởng. Theo bà, ở đó hai lãnh đạo hai nước sẽ điểm qua các vấn đề và nội dung hợp tác kinh tế trong cơ chế đối tác hợp tác kinh tế song phương. Đây cũng sẽ là nội dung và thành tố chính trong mối quan hệ đối tác chiến lược đang được xây dựng.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, tại buổi chiêu đãi, về những đánh giá của bà trong mối quan hệ hợp tác hai nước trong những năm vừa qua, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, bà Nicole Bricq nhấn mạnh hai bên cần đưa ra những ưu tiên cụ thể như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính. Pháp là nhà tài trợ vốn song phương thứ hai và là nhà tài trợ đứng đầu khối liên minh châu Âu về vốn ODA cho Việt Nam. Tổng viện trợ do Cơ quan phát triển Pháp dành cho Việt Nam là 1,2 tỷ euro, ngoài ra, còn có các khoản viên trợ và cho vay tài chính mà trong đó Bộ Kinh tế và Tài Chính Pháp cũng là một thành viên, lên đến 840 triệu euro.
Các khoản viện trợ nay chủ yếu tập trung trong các lính vực then chốt góp phần thuc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam, như giao thông, năng lượng, vệ sinh và cung cấp nước. Pháp đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện dự án xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 3 ở Hà Nội, do Pháp tài trợ, dự án mang tính “biểu tượng cho quan hệ kinh tế” giữa Pháp và Việt Nam.
Tuy nhiên, bà nhấn mạnh hai bên cần quan tâm đến sự tiếp cận thị trường và sự ủng hộ của Pháp đối với các cuộc đàm phán với Liên minh Châu Âu tiến tới ký kết Hiệp định tự do thương mại.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nicole Bricq, hai nước cần tăng cường hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ hợp tác phi tập trung trong các lĩnh vực y tế, môi trường và công nghệ thông tin. Đây thực sự là những lĩnh vực ưu tiên và cấn thiết đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Bà lưu ý Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của các chỉ dẫn địa lý. Đây là những yếu tố bảo đảm chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, mà Việt Nam mong muốn thực hiện thật tốt trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế.
Bà thông báo một diễn đàn doanh nghiệp Pháp-Việt lớn sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh do Cơ quan xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ubifrance) và Phòng Thương Mại Công nghiệp Pháp ở Việt Nam tài trợ.
Ngoài ra, trong chuyến thăm này bà sẽ giới thiệu một chuyên đề nghiên cứu mới về Châu Á do Hội đồng đoàn luật sư Paris liên quan đến luật kinh doanh. Các chủ để hợp tác trên đây cũng là những chủ để hợp tác mới bổ xung cho các lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai nước như năng lượng, giao thông, hàng không và vũ trụ...
Bà Nicole Bricq khẳng định hiện nay điều kiện đã “chín muồi” để hai nước xây dựng một lộ trình cụ thể hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược. Nội dung này sẽ được đề cặp đến trong cuộc làm việc của bà với một Phó Thủ tướng Việt Nam, trong chuyến thăm Việt Nam của bà tại Hà Nội tới đây./.
Phát biểu tại buổi chiêu đãi kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức tại Paris, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ 25 đến 29/3 của Bộ Trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh, bà Nicole Bricq đánh giá cao những kết quả tích cực của Việt Nam đã đạt được trong việc kiềm chế lạm phát và đẩy mạnh xuất khẩu, cũng như những quyết tâm của các doanh nghiệp Pháp muốn hiện diện nhiều hơn nữa tại Việt Nam.
Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp Pháp (hơn 300 doanh nghiệp) hợp tác và triển khai nhiều dự án tại Việt Nam. Điều này được đánh giá bằng việc Pháp là nhà đầu tư lớn thứ hai trong số các nước Châu Âu đầu tư tại Việt Nam.
Sự kiện này diễn ra trước chuyến thăm chính thức Việt Nam của bà Nicole Bricq vài ngày, để dự lễ khởi động Năm văn hóa Việt Nam-Pháp, dự kiến được tổ chức ngày 9/4 tại Hà Nội. Tháp tùng bà sẽ có lãnh đạo và đại diện khoảng 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Pháp.
Theo bà Bộ trưởng quan hệ giữa hai Nhà nước Pháp-Việt Nam là mối quan hệ “hết sức đặc biệt và lâu đời,” hai nước cần phải “đi xa hơn nữa” nhất là trong lĩnh vực kinh tế, cần tạo ra một đà tăng trưởng mới, để có thể thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào một thời điểm thích hợp. Đây sẽ là một trong các nội dung được đề cặp đến trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Pháp cần phải có bước chuyển mới. Bà bày tỏ sự “không hài lòng” trước mức độ trao đổi kinh tế thương mại của hai nước Việt Nam-Pháp thấp hơn mức trung bình trong quan hệ kinh tế của Pháp với các nước ở Đông Nam Á. Từ nhiều năm nay cán cân thương mại của hai nước đều bị thâm hụt và sự thâm hút này ngày càng gia tăng. Vì thế, với sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam, bà cho rằng hai bên sẽ cố gắng khắc phục vấn đề này nhằm có thể tái cân bằng lại cán cân thương mại giữa hai nước.
Bà Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng rằng các sản phẩm và thế mạnh của Pháp hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện nay của Việt Nam, nơi tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển và có vị trí trong xã hội và các trung tâm đô thị ngày càng xuất hiện nhiều.
Để khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực này, bà đưa ra sáng kiến : tổ chức lại và thúc đẩy cơ chế đối thoại song phương và triển khai cơ chế đối thoại kinh tế cấp cao - ở cấp bộ trưởng. Theo bà, ở đó hai lãnh đạo hai nước sẽ điểm qua các vấn đề và nội dung hợp tác kinh tế trong cơ chế đối tác hợp tác kinh tế song phương. Đây cũng sẽ là nội dung và thành tố chính trong mối quan hệ đối tác chiến lược đang được xây dựng.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, tại buổi chiêu đãi, về những đánh giá của bà trong mối quan hệ hợp tác hai nước trong những năm vừa qua, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, bà Nicole Bricq nhấn mạnh hai bên cần đưa ra những ưu tiên cụ thể như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính. Pháp là nhà tài trợ vốn song phương thứ hai và là nhà tài trợ đứng đầu khối liên minh châu Âu về vốn ODA cho Việt Nam. Tổng viện trợ do Cơ quan phát triển Pháp dành cho Việt Nam là 1,2 tỷ euro, ngoài ra, còn có các khoản viên trợ và cho vay tài chính mà trong đó Bộ Kinh tế và Tài Chính Pháp cũng là một thành viên, lên đến 840 triệu euro.
Các khoản viện trợ nay chủ yếu tập trung trong các lính vực then chốt góp phần thuc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam, như giao thông, năng lượng, vệ sinh và cung cấp nước. Pháp đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện dự án xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 3 ở Hà Nội, do Pháp tài trợ, dự án mang tính “biểu tượng cho quan hệ kinh tế” giữa Pháp và Việt Nam.
Tuy nhiên, bà nhấn mạnh hai bên cần quan tâm đến sự tiếp cận thị trường và sự ủng hộ của Pháp đối với các cuộc đàm phán với Liên minh Châu Âu tiến tới ký kết Hiệp định tự do thương mại.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nicole Bricq, hai nước cần tăng cường hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ hợp tác phi tập trung trong các lĩnh vực y tế, môi trường và công nghệ thông tin. Đây thực sự là những lĩnh vực ưu tiên và cấn thiết đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Bà lưu ý Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của các chỉ dẫn địa lý. Đây là những yếu tố bảo đảm chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, mà Việt Nam mong muốn thực hiện thật tốt trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế.
Bà thông báo một diễn đàn doanh nghiệp Pháp-Việt lớn sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh do Cơ quan xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ubifrance) và Phòng Thương Mại Công nghiệp Pháp ở Việt Nam tài trợ.
Ngoài ra, trong chuyến thăm này bà sẽ giới thiệu một chuyên đề nghiên cứu mới về Châu Á do Hội đồng đoàn luật sư Paris liên quan đến luật kinh doanh. Các chủ để hợp tác trên đây cũng là những chủ để hợp tác mới bổ xung cho các lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai nước như năng lượng, giao thông, hàng không và vũ trụ...
Bà Nicole Bricq khẳng định hiện nay điều kiện đã “chín muồi” để hai nước xây dựng một lộ trình cụ thể hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược. Nội dung này sẽ được đề cặp đến trong cuộc làm việc của bà với một Phó Thủ tướng Việt Nam, trong chuyến thăm Việt Nam của bà tại Hà Nội tới đây./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên-Trung Dũng (Vietnam+)