Hơn 31 năm thành lập (1981-2012), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nối tiếp truyền thống hòa hợp, "hộ quốc an dân" của các bậc cao tăng trong suốt 2000 năm Phật giáo đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Sự ra đời, hoạt động và lớn mạnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định vai trò, vị trí, tiếng nói của Giáo hội là tổ chức duy nhất, đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Với gần hai nghìn năm có mặt ở Việt Nam, trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức từ bi, chân-thiện-mỹ để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và phương châm hành đạo.
Từ xa xưa, giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của đông đảo người Việt Nam. Những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đã góp phần hun đúc nên những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa và con người Việt Nam .
Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận thời nào Phật giáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước.
Mái nhà chung của tăng ni, Phật tử cả nước
Nhấn mạnh về tầm vóc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự - Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, toàn thể tăng ni và Phật tử cả nước cùng có chung tâm nguyện sớm được sum họp trong một mái nhà chung để cùng phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước lâu đời của Phật Giáo Việt Nam, góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước.
Trên cơ sở đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập từ sự kết hợp giữa 9 tổ chức hệ phái trong toàn quốc, gồm Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Hội Sư sãi yêu nước miền Tây Nam bộ, Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, Giáo hội Thiên thai giáo quán, Hội Phật học Nam Việt.
Đại hội thống nhất các hệ phái phật giáo trong cả nước đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 7/11/1981 với sự thống nhất của tuyệt đại đa số tăng ni, Phật tử cả nước.
Ngoài việc đi đến quyết định thống nhất các hệ phái Phật giáo cả nước vào một tổ chức chung với tên gọi chính thức là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại hội còn tiến hành xây dựng Hiến chương và đường hướng hoạt động.
Ngay trong lời nói đầu của Hiến chương đã khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất cho Phật giáo Việt Nam về đối nội, đối ngoại.
Đoàn kết, hòa hợp Đạo pháp-Dân tộc
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ VI của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định, đường lối đổi mới, cũng như chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, sự quan tâm hỗ trợ sâu sắc của các cơ quan lãnh đạo ở Trung ương và địa phương đã giúp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiều thuận duyên để tiếp tục phát triển vững mạnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc, theo hướng phát triển chung của thời đại.
Đến nay, Giáo hội đã kiện toàn hệ thống tổ chức, gồm 3 cấp hành chính Giáo hội, với 58 đơn vị tỉnh, thành hội Phật giáo, 10 Ban Viện Trung ương Giáo hội hoạt động ổn định và phát triển.
Giáo hội cũng đã công nhận 6 Hội Phật tử Việt Nam tại các nước châu Âu như Cộng hòa Liên bang Nga, Đức, Séc, Hungary, Ba Lan và Ukraine.
Hằng năm, thông qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, bồi dưỡng trụ trì, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo giúp tăng ni, Phật tử có thêm kiến thức và kinh nghiệm để hoạt động Phật sự và quản lý cơ sở có hiệu quả.
Giáo hội luôn duy trì và thực hiện đường hướng “Trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực, trang nghiêm Giáo hội”, đoàn kết hòa hợp Phật giáo và phát huy truyền thống ngàn đời hòa quyện giữa Phật giáo với Dân tộc như “sữa hòa trong nước” trên con đường phát triển của Giáo hội theo phương châm “Đạo pháp-Dân tộc -Chủ nghĩa Xã hội”.
Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, với tâm nguyện phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật, đồng thời để phát huy vai trò thành viên trong khối đại đoàn kết dân tộc, tăng ni và Phật tử cả nước đã tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân…
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh đã ban hành Thông điệp, Thông tư, Thư gửi tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước kêu gọi tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cảnh giác trước mọi âm mưu diễn biến hòa bình, khẳng định nhân quyền, quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước tôn trọng, bảo đảm bằng đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật.
Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, có được những thành tựu đó chính là do Giáo hội có đường hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp với Đạo pháp, Dân tộc trong xu thế phát triển của xã hội và thời đại. Yếu tố cơ bản để thực hiện đường hướng cũng như tạo nên những thành tựu nói trên là do sự lãnh đạo nhất quán, xuyên suốt của Trung ương Giáo hội với ý thức vun bồi, bảo vệ sự nghiệp đoàn kết, thống nhất Phật giáo Việt Nam và tôn trọng truyền thống tu học đúng chính pháp.
"Đặc biệt trong suốt quá trình hoạt động, Giáo hội luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, chính quyền địa phương trên mọi lĩnh vực như xây dựng cơ sở đào tạo tăng ni, xây mới, tu bổ chùa chiền trong cả nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có những người tiêu biểu tham gia là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội" - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói.
Tỏa sáng hào quang Phật pháp
Giới thiệu về thành công trong công tác đối ngoại của Giáo hội trong nhiệm kỳ VI, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết thêm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp với thành công của nhiều sự kiện Phật giáo Quốc tế lớn do Giáo hội đăng cai, tổ chức như Đại Lễ Phật đản Vésak Liên Hiệp Quốc năm 2008, Phật lịch 2552; Đại lễ 700 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn; Đại lễ cung nghênh rước Ngọc Xá lợi Phật và Thánh Tăng từ Ấn Độ về chùa Quán Sứ - Trụ sở Trung ương Giáo hội và chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ 11 tại Việt Nam; Hoằng pháp Châu Âu, hành hương về Đất Phật.
Về đối ngoại, Giáo hội Phật giáo đã giao lưu, quan hệ với nhiều nước, tham dự nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, tiếp xúc gặp gỡ những phái đoàn ngoại giao của nước ngoài, đặc biệt là đối với Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ để phía bạn hiểu rõ hơn về tình hình tôn giáo của Việt Nam cũng như đường lối, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để Giáo hội hành đạo.
Tăng ni và Phật tử trong toàn Giáo hội tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động của Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Bảo vệ môi trường sinh thái, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Người Cao Tuổi...
Qua đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình, người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo… được trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Bằng Tuyên dương công đức.
Các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phân ban Gia đình Phật tử, Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử và các tiểu ban thuộc Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử đã tích cực tham gia công tác từ thiện với tổng kinh phí thực hiện gần 15 tỷ đồng.
Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và đạo lý Dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no”, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, tăng ni, Phật tử cả nước đã nỗ lực vận động tài chính, phẩm vật, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện.
Có thể nói, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đã và đang tiếp tục đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển toàn cầu, cùng toàn dân xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Với gần hai nghìn năm có mặt ở Việt Nam, trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức từ bi, chân-thiện-mỹ để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và phương châm hành đạo.
Từ xa xưa, giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của đông đảo người Việt Nam. Những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đã góp phần hun đúc nên những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa và con người Việt Nam .
Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận thời nào Phật giáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước.
Mái nhà chung của tăng ni, Phật tử cả nước
Nhấn mạnh về tầm vóc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự - Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, toàn thể tăng ni và Phật tử cả nước cùng có chung tâm nguyện sớm được sum họp trong một mái nhà chung để cùng phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước lâu đời của Phật Giáo Việt Nam, góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước.
Trên cơ sở đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập từ sự kết hợp giữa 9 tổ chức hệ phái trong toàn quốc, gồm Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Hội Sư sãi yêu nước miền Tây Nam bộ, Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, Giáo hội Thiên thai giáo quán, Hội Phật học Nam Việt.
Đại hội thống nhất các hệ phái phật giáo trong cả nước đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 7/11/1981 với sự thống nhất của tuyệt đại đa số tăng ni, Phật tử cả nước.
Ngoài việc đi đến quyết định thống nhất các hệ phái Phật giáo cả nước vào một tổ chức chung với tên gọi chính thức là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại hội còn tiến hành xây dựng Hiến chương và đường hướng hoạt động.
Ngay trong lời nói đầu của Hiến chương đã khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức đại diện duy nhất cho Phật giáo Việt Nam về đối nội, đối ngoại.
Đoàn kết, hòa hợp Đạo pháp-Dân tộc
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ VI của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định, đường lối đổi mới, cũng như chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, sự quan tâm hỗ trợ sâu sắc của các cơ quan lãnh đạo ở Trung ương và địa phương đã giúp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiều thuận duyên để tiếp tục phát triển vững mạnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc, theo hướng phát triển chung của thời đại.
Đến nay, Giáo hội đã kiện toàn hệ thống tổ chức, gồm 3 cấp hành chính Giáo hội, với 58 đơn vị tỉnh, thành hội Phật giáo, 10 Ban Viện Trung ương Giáo hội hoạt động ổn định và phát triển.
Giáo hội cũng đã công nhận 6 Hội Phật tử Việt Nam tại các nước châu Âu như Cộng hòa Liên bang Nga, Đức, Séc, Hungary, Ba Lan và Ukraine.
Hằng năm, thông qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính, bồi dưỡng trụ trì, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo giúp tăng ni, Phật tử có thêm kiến thức và kinh nghiệm để hoạt động Phật sự và quản lý cơ sở có hiệu quả.
Giáo hội luôn duy trì và thực hiện đường hướng “Trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực, trang nghiêm Giáo hội”, đoàn kết hòa hợp Phật giáo và phát huy truyền thống ngàn đời hòa quyện giữa Phật giáo với Dân tộc như “sữa hòa trong nước” trên con đường phát triển của Giáo hội theo phương châm “Đạo pháp-Dân tộc -Chủ nghĩa Xã hội”.
Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, với tâm nguyện phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật, đồng thời để phát huy vai trò thành viên trong khối đại đoàn kết dân tộc, tăng ni và Phật tử cả nước đã tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân…
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh đã ban hành Thông điệp, Thông tư, Thư gửi tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước kêu gọi tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cảnh giác trước mọi âm mưu diễn biến hòa bình, khẳng định nhân quyền, quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước tôn trọng, bảo đảm bằng đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật.
Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, có được những thành tựu đó chính là do Giáo hội có đường hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp với Đạo pháp, Dân tộc trong xu thế phát triển của xã hội và thời đại. Yếu tố cơ bản để thực hiện đường hướng cũng như tạo nên những thành tựu nói trên là do sự lãnh đạo nhất quán, xuyên suốt của Trung ương Giáo hội với ý thức vun bồi, bảo vệ sự nghiệp đoàn kết, thống nhất Phật giáo Việt Nam và tôn trọng truyền thống tu học đúng chính pháp.
"Đặc biệt trong suốt quá trình hoạt động, Giáo hội luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, chính quyền địa phương trên mọi lĩnh vực như xây dựng cơ sở đào tạo tăng ni, xây mới, tu bổ chùa chiền trong cả nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có những người tiêu biểu tham gia là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội" - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói.
Tỏa sáng hào quang Phật pháp
Giới thiệu về thành công trong công tác đối ngoại của Giáo hội trong nhiệm kỳ VI, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết thêm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp với thành công của nhiều sự kiện Phật giáo Quốc tế lớn do Giáo hội đăng cai, tổ chức như Đại Lễ Phật đản Vésak Liên Hiệp Quốc năm 2008, Phật lịch 2552; Đại lễ 700 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn; Đại lễ cung nghênh rước Ngọc Xá lợi Phật và Thánh Tăng từ Ấn Độ về chùa Quán Sứ - Trụ sở Trung ương Giáo hội và chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; Hội nghị Nữ giới Phật giáo Thế giới lần thứ 11 tại Việt Nam; Hoằng pháp Châu Âu, hành hương về Đất Phật.
Về đối ngoại, Giáo hội Phật giáo đã giao lưu, quan hệ với nhiều nước, tham dự nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, tiếp xúc gặp gỡ những phái đoàn ngoại giao của nước ngoài, đặc biệt là đối với Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ để phía bạn hiểu rõ hơn về tình hình tôn giáo của Việt Nam cũng như đường lối, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để Giáo hội hành đạo.
Tăng ni và Phật tử trong toàn Giáo hội tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động của Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Bảo vệ môi trường sinh thái, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Người Cao Tuổi...
Qua đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình, người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo… được trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Bằng Tuyên dương công đức.
Các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phân ban Gia đình Phật tử, Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử và các tiểu ban thuộc Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử đã tích cực tham gia công tác từ thiện với tổng kinh phí thực hiện gần 15 tỷ đồng.
Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và đạo lý Dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no”, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, tăng ni, Phật tử cả nước đã nỗ lực vận động tài chính, phẩm vật, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện.
Có thể nói, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đã và đang tiếp tục đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển toàn cầu, cùng toàn dân xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Quang Vũ – Phúc Hằng (TTXVN)