Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết tàu vũ trụ thăm dò Mặt Trăng (LRO) đã gửi dữ liệu về cho thấy băng có thể chiếm tới 22% phần bề mặt của chiếc hố lớn nhất Mặt Trăng nằm ở cực Nam thiên thể này.
Các nhà khoa học NASA đã sử dụng ánh sáng laser của dụng cụ đo độ cao bằng laser lắp trên LRO để nghiên cứu đáy hố Shackleton. Họ phát hiện đáy của hố này sáng hơn đáy của những hố khác gần đó, phù hợp với giả thuyết về sự hiện diện của băng.
Thông tin này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu về sự hình thành của hố Shackleton cũng như nghiên cứu các khu vực chưa được thăm dò trên Mặt Trăng. Phát hiện này sẽ được đăng ngày 21/6 trên tạp chí Tự nhiên.
Ngoài bằng chứng về băng, nghiên cứu về Shackleton còn khám phá ra một hố vẫn còn hết sức nguyên vẹn kể từ khi được hình thành hơn 3 tỷ năm trước.
Chính đáy của hố này cũng có lỗ chỗ những hố nhỏ có thể được hình thành như một phần của vụ va chạm đã tạo ra hố Shackleton.
Hố Shackleton, được đặt tên theo nhà thám hiểm Nam Cực Ernest Shackleton, sâu 3,2 km và rộng hơn 19 km.
Cũng giống với những hố khác ở cực Nam của Mặt Trăng, phần bên trong của hố Shackleton nằm trong vùng tối vĩnh cửu và cực kỳ lạnh giá./.
Các nhà khoa học NASA đã sử dụng ánh sáng laser của dụng cụ đo độ cao bằng laser lắp trên LRO để nghiên cứu đáy hố Shackleton. Họ phát hiện đáy của hố này sáng hơn đáy của những hố khác gần đó, phù hợp với giả thuyết về sự hiện diện của băng.
Thông tin này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu về sự hình thành của hố Shackleton cũng như nghiên cứu các khu vực chưa được thăm dò trên Mặt Trăng. Phát hiện này sẽ được đăng ngày 21/6 trên tạp chí Tự nhiên.
Ngoài bằng chứng về băng, nghiên cứu về Shackleton còn khám phá ra một hố vẫn còn hết sức nguyên vẹn kể từ khi được hình thành hơn 3 tỷ năm trước.
Chính đáy của hố này cũng có lỗ chỗ những hố nhỏ có thể được hình thành như một phần của vụ va chạm đã tạo ra hố Shackleton.
Hố Shackleton, được đặt tên theo nhà thám hiểm Nam Cực Ernest Shackleton, sâu 3,2 km và rộng hơn 19 km.
Cũng giống với những hố khác ở cực Nam của Mặt Trăng, phần bên trong của hố Shackleton nằm trong vùng tối vĩnh cửu và cực kỳ lạnh giá./.
Huy Lê (Vietnam+)