Với các kính thiên văn vũ trụ, các nhà thiên văn học Mỹ đã làm sáng tỏ bí mật sự xuất hiện của siêu tân tinh được nhân loại ghi nhận sớm nhất. Ngôi sao này đã nổ trên bầu trời khoảng 2.000 năm trước.
Năm 185 sau công nguyên, nhà thiên văn học Trung Quốc cổ đại đã phát hiện ra ngôi sao lạ xuất hiện trên bầu trời trong khoảng tám tháng.
Trong thế kỷ 20, các nhà khoa học đã xác định rằng đây là siêu tân tinh đầu tiên được một số tài liệu ghi lại. Tại vị trí của nó đã tìm thấy tinh vân được đặt tên là RCW 86. Siêu tân tinh này ở trong chòm sao Viên Quy cách Trái đất khoảng 8.000 năm ánh sáng.
Nghiên cứu tinh vân đặt ra câu hỏi mới khi người ta phát hiện bong bóng khí hình cầu này lớn hơn nhiều so với dự kiến. Đường kính của nó là khoảng 85 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn đã xác định rằng siêu tân tinh cổ đại Trung Quốc được hình thành trong hệ thống các ngôi sao nhị phân, trong đó có một sao lùn trắng - một ngôi sao lùn siêu nóng, sót lại sau khi khí hydro ở ngôi sao tương tự như Mặt Trời cháy hết.
Các ngôi sao lùn hút vật chất của các ngôi sao đôi quang học, khiến khối lượng của chúng tăng lên, gây ra phản ứng nhiệt hạch trong lõi của chúng, dẫn đến sự bùng nổ của một siêu tân tinh. Dữ liệu từ kính viễn vọng rơnghen "Chandra" và "Newton" đã chỉ ra rằng tinh vân có chứa nhiều sắt, chính là sản phẩm của vụ nổ siêu tân tinh./.
Năm 185 sau công nguyên, nhà thiên văn học Trung Quốc cổ đại đã phát hiện ra ngôi sao lạ xuất hiện trên bầu trời trong khoảng tám tháng.
Trong thế kỷ 20, các nhà khoa học đã xác định rằng đây là siêu tân tinh đầu tiên được một số tài liệu ghi lại. Tại vị trí của nó đã tìm thấy tinh vân được đặt tên là RCW 86. Siêu tân tinh này ở trong chòm sao Viên Quy cách Trái đất khoảng 8.000 năm ánh sáng.
Nghiên cứu tinh vân đặt ra câu hỏi mới khi người ta phát hiện bong bóng khí hình cầu này lớn hơn nhiều so với dự kiến. Đường kính của nó là khoảng 85 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn đã xác định rằng siêu tân tinh cổ đại Trung Quốc được hình thành trong hệ thống các ngôi sao nhị phân, trong đó có một sao lùn trắng - một ngôi sao lùn siêu nóng, sót lại sau khi khí hydro ở ngôi sao tương tự như Mặt Trời cháy hết.
Các ngôi sao lùn hút vật chất của các ngôi sao đôi quang học, khiến khối lượng của chúng tăng lên, gây ra phản ứng nhiệt hạch trong lõi của chúng, dẫn đến sự bùng nổ của một siêu tân tinh. Dữ liệu từ kính viễn vọng rơnghen "Chandra" và "Newton" đã chỉ ra rằng tinh vân có chứa nhiều sắt, chính là sản phẩm của vụ nổ siêu tân tinh./.
Anh Minh (Vietnam+)