Trong quá trình ngăn dòng suối Ya Lân để làm thủy điện nhỏ cho gia đình, anh A Huynh, người dân tộc Gia Rai (sinh năm 1982, sống ở làng Chốt, huyện Sa Thầy, Kon Tum) đã phát hiện một số thanh đá lạ, khi gõ vào phát ra âm thanh rất trong.
Khá say mê và có chút kiến thức về âm nhạc, A Huynh đã lựa chọn một số thanh đá có bảy cung bậc đồ, rê, mi, pha, son, la, si để tạo dựng thành “dàn nhạc” đặt ở rẫy nhà mình.
Cho đến nay, tại bãi đá ở dòng suối Ya Lân (Sa Thầy, Kon Tum), A Huynh đã tìm được gần 100 thanh đá, khi gõ lên đều phát ra âm thanh du dương.
Sau khi có tạo được một bộ đàn đá từ những thanh đá lạ, A Huynh đã dạy lại một số tiết tấu, bản nhạc cho thanh niên trong làng và thể hiện trên chính bộ đàn bằng đá mà anh đã phát hiện.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum rất chú ý đến bộ đàn đá mà A Huynh phát hiện và thành lập hội đồng khoa học để đánh giá “những thanh đá có thể phát ra tiếng nhạc."
Đồng thời sở cũng gấp rút hoàn tất các thông tin, dữ liệu để có thể công bố bước đầu về bộ đàn đá lần đầu tiên được phát hiện tại vùng Bắc Tây Nguyên./.
Khá say mê và có chút kiến thức về âm nhạc, A Huynh đã lựa chọn một số thanh đá có bảy cung bậc đồ, rê, mi, pha, son, la, si để tạo dựng thành “dàn nhạc” đặt ở rẫy nhà mình.
Cho đến nay, tại bãi đá ở dòng suối Ya Lân (Sa Thầy, Kon Tum), A Huynh đã tìm được gần 100 thanh đá, khi gõ lên đều phát ra âm thanh du dương.
Sau khi có tạo được một bộ đàn đá từ những thanh đá lạ, A Huynh đã dạy lại một số tiết tấu, bản nhạc cho thanh niên trong làng và thể hiện trên chính bộ đàn bằng đá mà anh đã phát hiện.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum rất chú ý đến bộ đàn đá mà A Huynh phát hiện và thành lập hội đồng khoa học để đánh giá “những thanh đá có thể phát ra tiếng nhạc."
Đồng thời sở cũng gấp rút hoàn tất các thông tin, dữ liệu để có thể công bố bước đầu về bộ đàn đá lần đầu tiên được phát hiện tại vùng Bắc Tây Nguyên./.
Sỹ Thắng (Vietnam+)