Ngày 29/6, Sở Y tế Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Đông Tây hội ngộ tổ chức Lễ ký thỏa thuận thực hiện dự án "Phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại cộng đồng."
Dự án được thực hiện từ nay đến tháng 3/2014 tại hai huyện Đông Sơn và Cẩm Thủy, Thanh Hóa với tổng số vốn 2,6 tỷ đồng.
Đây là dự án về phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là xác định và nâng cao năng lực cho hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe ở Thanh Hóa từ cấp tỉnh tới cấp xã trong công tác sàng lọc, chẩn đoán sớm, quản lý và điều trị hiệu quả bệnh nhân tim bẩm sinh tại cộng đồng.
Hoạt động chính của dự án là xây dựng một nhóm các bác sỹ nòng cốt và vệ tinh để cùng phối hợp trong việc phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh nhân từ khâu trước, trong và sau can thiệp.
Nhóm bác sỹ này được lựa chọn từ tuyến huyện, xã và các bác sỹ tim mạch của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Việc đào tạo, sử dụng nhóm bác sỹ từ cơ sở sẽ giúp việc phát hiện và can thiệp thực sự tới với cộng đồng và các bệnh nhân tim bẩm sinh sẽ được cung cấp những dịch vụ chăm sóc và tư vấn tốt nhất.
Bên cạnh đó, dự án còn tập trung vào các hoạt động truyền thông rộng khắp, nhằm nâng cao nhận thức về bệnh tim bẩm sinh tới các hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai để họ chủ động đưa con đi khám sớm; cung cấp các trang thiết bị y tế cần thiết giúp hỗ trợ phát hiện, điều trị và quản lý trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.
Đặc biệt, trong thời gian diễn ra dự án, Viễn thông Thanh Hóa sẽ phối hợp với các bên liên quan mở tổng đài tư vấn tự động và tư vấn qua số 1080 của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Thanh Hóa để giúp giải đáp các thắc mắc về tim bẩm sinh cho người dân trên địa bàn.
Thống kê mới nhất cho thấy tại Thanh Hóa, số lượng mắc bệnh tim bẩm sinh tại cộng đồng chưa được phát hiện chiếm khoảng 10.000 trẻ. Thêm vào đó, mỗi năm sẽ có khoảng hơn 400 trẻ mới sinh bị mắc tim bẩm sinh.
Tuy nhiên chỉ có hơn 40% số trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh được phát hiện và điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và các bệnh viện tuyến Trung ương, trong đó hầu hết các đối tượng bệnh nhân đều phát hiện muộn và chỉ một số ít đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế khi đã có triệu chứng lâm sàng điển hình.
Việc triển khai thực hiện dự án "Phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại cộng đồng" nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương và khu vực về số lượng các ca bệnh đồng thời giảm gánh nặng về mặt kinh tế và xã hội do việc chậm chẩn đoán và chữa trị bệnh tim bẩm sinh gây ra.
Bên cạnh đó, xây dựng được mô hình mẫu bền vững về tài chính, có thể được nhân rộng với quy mô lớn hơn trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác./.
Dự án được thực hiện từ nay đến tháng 3/2014 tại hai huyện Đông Sơn và Cẩm Thủy, Thanh Hóa với tổng số vốn 2,6 tỷ đồng.
Đây là dự án về phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là xác định và nâng cao năng lực cho hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe ở Thanh Hóa từ cấp tỉnh tới cấp xã trong công tác sàng lọc, chẩn đoán sớm, quản lý và điều trị hiệu quả bệnh nhân tim bẩm sinh tại cộng đồng.
Hoạt động chính của dự án là xây dựng một nhóm các bác sỹ nòng cốt và vệ tinh để cùng phối hợp trong việc phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh nhân từ khâu trước, trong và sau can thiệp.
Nhóm bác sỹ này được lựa chọn từ tuyến huyện, xã và các bác sỹ tim mạch của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Việc đào tạo, sử dụng nhóm bác sỹ từ cơ sở sẽ giúp việc phát hiện và can thiệp thực sự tới với cộng đồng và các bệnh nhân tim bẩm sinh sẽ được cung cấp những dịch vụ chăm sóc và tư vấn tốt nhất.
Bên cạnh đó, dự án còn tập trung vào các hoạt động truyền thông rộng khắp, nhằm nâng cao nhận thức về bệnh tim bẩm sinh tới các hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai để họ chủ động đưa con đi khám sớm; cung cấp các trang thiết bị y tế cần thiết giúp hỗ trợ phát hiện, điều trị và quản lý trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.
Đặc biệt, trong thời gian diễn ra dự án, Viễn thông Thanh Hóa sẽ phối hợp với các bên liên quan mở tổng đài tư vấn tự động và tư vấn qua số 1080 của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Thanh Hóa để giúp giải đáp các thắc mắc về tim bẩm sinh cho người dân trên địa bàn.
Thống kê mới nhất cho thấy tại Thanh Hóa, số lượng mắc bệnh tim bẩm sinh tại cộng đồng chưa được phát hiện chiếm khoảng 10.000 trẻ. Thêm vào đó, mỗi năm sẽ có khoảng hơn 400 trẻ mới sinh bị mắc tim bẩm sinh.
Tuy nhiên chỉ có hơn 40% số trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh được phát hiện và điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và các bệnh viện tuyến Trung ương, trong đó hầu hết các đối tượng bệnh nhân đều phát hiện muộn và chỉ một số ít đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế khi đã có triệu chứng lâm sàng điển hình.
Việc triển khai thực hiện dự án "Phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại cộng đồng" nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương và khu vực về số lượng các ca bệnh đồng thời giảm gánh nặng về mặt kinh tế và xã hội do việc chậm chẩn đoán và chữa trị bệnh tim bẩm sinh gây ra.
Bên cạnh đó, xây dựng được mô hình mẫu bền vững về tài chính, có thể được nhân rộng với quy mô lớn hơn trên địa bàn tỉnh và các tỉnh khác./.
Nguyễn Mai Hương (TTXVN)