Phát hiện cấu trúc thiên hà lớn nhất trong vũ trụ

Một con tàu vũ trụ với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng sẽ phải mất tới 4 tỷ năm để đi hết từ đầu này tới đầu kia của dải thiên hà.
Các nhà thiên văn nói rằng họ đã quan sát được một dải thiên hà thuộc loại lớn nhất trong vũ trụ, trải dài trên 4 tỷ năm ánh sáng.
Phát hiện cấu trúc thiên hà lớn nhất trong vũ trụ ảnh 1
Dải thiên hà này còn được biết tới như một nhóm chuẩn tinh lớn (LQG), trong đó các chuẩn tinh - phần lõi của các thiên hà cổ đại, đã chụm lại với nhau. Phát hiện ở khu vực sâu trong vũ trụ do một đội nghiên cứu nằm dưới sự lãnh đạo của Roger Clowes tại Viện nghiên cứu Jeremiah Horrocks thuộc Đại học Central Lancashire ở Anh thực hiện. Một con tàu vũ trụ với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng sẽ phải mất tới 4 tỷ năm để đi hết từ đầu này tới đầu kia của dải thiên hà. Để dễ do sánh, Ngân hà của chúng ta đã nằm cách ngân hà gần nhất là Andromeda chừng 2,5 triệu năm ánh sáng. "Dù rất khó để đo đếm kích cỡ của LQG này, chúng tôi có thể kết luận một cách chắc chắn rằng đây là cấu trúc lớn nhất ta từng thấy trong vũ trụ" - Clowes nói trong một thông cáo báo chí - "Thông tin này đặc biệt gây phấn khích, không chỉ bởi nó chống lại các hiểu biết của chúng ta hiện nay về quy mô của vũ trụ." Bài viết của nhóm nghiên cứu đã xuất hiện trên nguyệt san Notices of the Royal Astronomical Society của Hội thiên văn học Hoàng gia./.
Linh Vũ (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục