Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Basel (Thụy Sĩ) ngày 14/3 đã phát hiện được một trong những chiếc đồng hồ Mặt Trời cổ nhất ở Ai Cập, có niên đại ước tính khoảng 3.300 năm, khi đang tiến hành khai quật ở lối vào của một lăng mộ ở Thung lũng các vị vua Ai Cập.
Đồng hồ Mặt Trời là đĩa đá vôi, có kích thước bằng chiếc đĩa lót chén, một nửa màu đen và được chia thành 12 phần bằng nhau.
Ở tâm đồng hồ có độ lõm 16cm được gắn lõi kim loại, bóng hắt ra từ lõi này cho phép con người nhận biết được thời gian. Các ngấn ở giữa mỗi phần biểu thị khoảng thời gian là 30 phút.
Đồng hồ Mặt Trời này được tìm thấy bên cạnh ngôi nhà đá, nơi sinh sống của công nhân xây dựng lăng mộ của các vị vua Ai Cập thế kỷ XVIII trước Công nguyên. Các nhà khoa học Thụy Sĩ cho rằng chiếc đồng hồ được sử dụng để tính thời gian làm việc của công nhân./.
Đồng hồ Mặt Trời là đĩa đá vôi, có kích thước bằng chiếc đĩa lót chén, một nửa màu đen và được chia thành 12 phần bằng nhau.
Ở tâm đồng hồ có độ lõm 16cm được gắn lõi kim loại, bóng hắt ra từ lõi này cho phép con người nhận biết được thời gian. Các ngấn ở giữa mỗi phần biểu thị khoảng thời gian là 30 phút.
Đồng hồ Mặt Trời này được tìm thấy bên cạnh ngôi nhà đá, nơi sinh sống của công nhân xây dựng lăng mộ của các vị vua Ai Cập thế kỷ XVIII trước Công nguyên. Các nhà khoa học Thụy Sĩ cho rằng chiếc đồng hồ được sử dụng để tính thời gian làm việc của công nhân./.
An Nhân (Vietnam+)