Các nhà cổ sinh vật học Australia tin rằng họ đã phát hiện bằng chứng về một loài đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử tại vùng đồng bằng Nullarbor, bang Tây Australia, mà trước đây chưa từng được biết đến.
Việc phát hiện bộ xương hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài đại bàng này diễn ra chỉ một ngày sau khi nhóm nghiên cứu, do tiến sỹ Gavin Prideaux thuộc Đại học Flinders đứng đầu, phát hiện dấu tích một loài wallaby (kangaroo nhỏ) mới từ thời tiền sử cũng tại địa điểm này.
Cả hai mẫu vật ước tính có niên đại khoảng trên 700.000 năm.
Hóa thạch của loài đại bàng đuôi nhọn có niên đại cách đây ít nhất 780.000 năm và thậm chí còn cổ xưa hơn.
Nhóm nghiên cứu sẽ đưa mẫu vật này về Đại học Flinders để xác định mối liên hệ giữa chúng với loài đại bàng đuôi nhọn hiện đại.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tại địa điểm khảo cổ trên còn có hóa thạch của nhiều loài động vật từng sống trong khoảng thời gian trên, đã bị rơi vào trong hang và bị chôn vùi tại đó./.
Việc phát hiện bộ xương hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài đại bàng này diễn ra chỉ một ngày sau khi nhóm nghiên cứu, do tiến sỹ Gavin Prideaux thuộc Đại học Flinders đứng đầu, phát hiện dấu tích một loài wallaby (kangaroo nhỏ) mới từ thời tiền sử cũng tại địa điểm này.
Cả hai mẫu vật ước tính có niên đại khoảng trên 700.000 năm.
Hóa thạch của loài đại bàng đuôi nhọn có niên đại cách đây ít nhất 780.000 năm và thậm chí còn cổ xưa hơn.
Nhóm nghiên cứu sẽ đưa mẫu vật này về Đại học Flinders để xác định mối liên hệ giữa chúng với loài đại bàng đuôi nhọn hiện đại.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tại địa điểm khảo cổ trên còn có hóa thạch của nhiều loài động vật từng sống trong khoảng thời gian trên, đã bị rơi vào trong hang và bị chôn vùi tại đó./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)