Phát hiện hóa thạch của loài thú đã tuyệt chủng 8.500 năm

Một nhóm công nhân trong quá trình khai thác đá đã phát hiện tại tỉnh Santa Cruz, Argentina hóa thạch của loài thú răng chạm (tên khoa học là Glyptodon Panochthus) tuyệt chủng từ khoảng 8.500 năm nay.

Một nhóm công nhân trong quá trình khai thác đá đã phát hiện tại tỉnh Santa Cruz, Argentina hóa thạch của loài thú răng chạm (tên khoa học là Glyptodon Panochthus) tuyệt chủng từ khoảng 8.500 năm nay.

Đây là loài thú có vú có hính dáng giống con tê tê nhưng có thể đạt chiều cao tới 4,4 mét.

Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, bộ hóa thạch vừa được tìm thấy tại bao gồm phần mai và đuôi, đều có vẩy sừng bao phủ, và xương sống của một thú răng chạm có chiều cao khoảng 3,8 mét. Hiện những mẫu vật này đã được chuyển tới bảo tàng Mario Brozoski.

Nhà cổ sinh vật học Adan Tauber cho biết đây là hóa thạch của thú cổ có giá trị khoa học cao, đặc biệt khi vùng cực Nam Nam Mỹ chưa từng có dấu vết của loài sinh vật cổ này. Ông khẳng định hóa thạch mới tìm thấy này sẽ cung cấp những bằng chứng khoa học về những biến đổi khí hậu và môi trường trong 1,5 triệu năm qua.

Thú răng chạm xuất hiện tại Nam Mỹ khoảng 2,5 triệu năm trước , được các nhà khoa học cho là hậu duệ của loài khủng long chân ngắn đuôi dài (dinosaurian ankylosaurs), có tốc độ di chuyển chậm với tốc độ 3,2 km/h.

Các nhà khảo cổ cũng cho rằng cư dân thời xa xưa của vùng Nam Mỹ đã từng săn bắt loại thú này và sử dụng bộ mai quý giá của chúng để chống lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục