Theo Tạp chí học thuật của Hiệp hội Mỹ vì sự phát triển khoa học (Science AAAS), các nhà khoa học Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vừa phát hiện một loài động vật chân đốt ở độ sâu nhất gần 2km dưới mặt đất, thuộc nước cộng hòa tự trị Abkhazia.
Loài động vật này có tên Plutomurus ortobalaganensis, được tìm thấy ở độ sâu 1980m, chúng ăn nấm và những vật chất bị phân hủy khác. Các nhà khoa học đã dùng bơ làm mồi nhử và đã bắt được nó.
Ngoài loài vật trên, họ cũng phát hiện ba loài động vật khác là Anurida stereoodorata, Deuteraphorura kruberaensis và Schaefferia profundissima.
Cả bốn loài động vật trên đều thuộc họ bọ đuôi bật, một loài côn trùng nhỏ không cánh nguyên thủy. Sống hoàn toàn trong bóng tối, chúng không có mắt.
Tuy vậy, loài Anurida stereoodorata lại có một cơ quan thụ cảm hóa học chuyên biệt cao, giúp loài này có khả năng cảm nhận rất tốt.
Cho đến nay, loài động vật sinh sống sâu nhất dưới lòng đất được phát hiện là một loài bọ cạp và một loài côn trùng có tên Silverfish, sống ở độ sâu 920m dưới mặt đất trong một hang động ở Mexico.
Theo các nhà khoa học, khám phá mới nói trên sẽ giúp con người hiểu thêm về những nơi ở khắc nghiệt nhất mà sinh vật có thể tồn tại./.
Loài động vật này có tên Plutomurus ortobalaganensis, được tìm thấy ở độ sâu 1980m, chúng ăn nấm và những vật chất bị phân hủy khác. Các nhà khoa học đã dùng bơ làm mồi nhử và đã bắt được nó.
Ngoài loài vật trên, họ cũng phát hiện ba loài động vật khác là Anurida stereoodorata, Deuteraphorura kruberaensis và Schaefferia profundissima.
Cả bốn loài động vật trên đều thuộc họ bọ đuôi bật, một loài côn trùng nhỏ không cánh nguyên thủy. Sống hoàn toàn trong bóng tối, chúng không có mắt.
Tuy vậy, loài Anurida stereoodorata lại có một cơ quan thụ cảm hóa học chuyên biệt cao, giúp loài này có khả năng cảm nhận rất tốt.
Cho đến nay, loài động vật sinh sống sâu nhất dưới lòng đất được phát hiện là một loài bọ cạp và một loài côn trùng có tên Silverfish, sống ở độ sâu 920m dưới mặt đất trong một hang động ở Mexico.
Theo các nhà khoa học, khám phá mới nói trên sẽ giúp con người hiểu thêm về những nơi ở khắc nghiệt nhất mà sinh vật có thể tồn tại./.
Lê Bàng (Vietnam+)