Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loài khủng long nhỏ có lông mới nhưng không biết bay thuộc kỷ Jura (từ 145,5-199,6 triệu năm trước).
Căn cứ vào bộ xương hóa thạch được tìm thấy ở Đông Bắc Trung Quốc của chú khủng long được đặt tên “Eosinopteryx brevipenna,” các nhà khoa học xác định con vật chỉ dài chưa đầy 30cm, có mũi và đuôi ngắn.
Dựa trên đặc điểm sải cánh ngắn và cấu trúc xương, các nhà nghiên cứu cho rằng con Eosinopteryx có thể chạy trên mặt đất khá dễ dàng, nhưng không thể đủ nhanh để vỗ cánh bay lên. Những ngón chân của nó cũng chỉ phù hợp với việc di chuyển trên mặt đất.
Bộ lông của con khủng long giống chim này nhỏ gọn hơn so với những bộ lông của một số loài khủng long khác cùng thời, chứng tỏ lông khủng long đã phát triển đa dạng vào cuối kỷ Jura, được tiến hóa để thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau.
Nhà nghiên cứu Gareth Dyke, giảng viên cao cấp bộ môn cổ sinh vật học tại Đại học Southampton của Anh nói: “Phát hiện này khiến người ta càng thêm hoài nghi về thuyết cho rằng bộ hóa thạch nổi tiếng Archaeopteryx - hay đôi khi còn được gọi là “loài chim đầu tiên” - là mắt xích then chốt trong quá trình tiến hóa của chim hiện đại. Khám phá của chúng tôi chứng tỏ nguồn gốc của sinh vật bay phức tạp hơn nhiều so với những giả thuyết trước đó.”
Nghiên cứu mới này được trình bày chi tiết trên tạp chí Nature Communications số ra tuần qua./.
Căn cứ vào bộ xương hóa thạch được tìm thấy ở Đông Bắc Trung Quốc của chú khủng long được đặt tên “Eosinopteryx brevipenna,” các nhà khoa học xác định con vật chỉ dài chưa đầy 30cm, có mũi và đuôi ngắn.
Dựa trên đặc điểm sải cánh ngắn và cấu trúc xương, các nhà nghiên cứu cho rằng con Eosinopteryx có thể chạy trên mặt đất khá dễ dàng, nhưng không thể đủ nhanh để vỗ cánh bay lên. Những ngón chân của nó cũng chỉ phù hợp với việc di chuyển trên mặt đất.
Bộ lông của con khủng long giống chim này nhỏ gọn hơn so với những bộ lông của một số loài khủng long khác cùng thời, chứng tỏ lông khủng long đã phát triển đa dạng vào cuối kỷ Jura, được tiến hóa để thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau.
Nhà nghiên cứu Gareth Dyke, giảng viên cao cấp bộ môn cổ sinh vật học tại Đại học Southampton của Anh nói: “Phát hiện này khiến người ta càng thêm hoài nghi về thuyết cho rằng bộ hóa thạch nổi tiếng Archaeopteryx - hay đôi khi còn được gọi là “loài chim đầu tiên” - là mắt xích then chốt trong quá trình tiến hóa của chim hiện đại. Khám phá của chúng tôi chứng tỏ nguồn gốc của sinh vật bay phức tạp hơn nhiều so với những giả thuyết trước đó.”
Nghiên cứu mới này được trình bày chi tiết trên tạp chí Nature Communications số ra tuần qua./.
Huy Lê (Vietnam+)