Kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Liverpool và Nottingham của Anh quốc, công bố trên tạp chí Nature Communication vào ngày 23/5, cho thấy nguyên nhân thất bại của chương trình xóa bệnh lao bò (TB) hiện tại ở một số quốc gia có thể là do loài giun ký sinh.
Loài giun có tên Fasciola hepatica, vốn gây ra bệnh sán lá gan, đã gây cản trở và đánh lạc hướng các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao ở gia súc khiến tình trạng lây lan bệnh tật ở gia súc ngày càng gia tăng.
Các nhà khoa học cho biết giun Fasciola hepatica sống ký sinh ở gia súc và làm giảm độ nhạy bén của các xét nghiệm về da, vốn được áp dụng để chẩn đoán bệnh lao ở động vật.
Giáo sư Diana Williams thuộc Đại học Liverpool cho biết các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao bò thường dựa vào phản ứng sưng viêm của da khi tiêm protein TB, nhưng ở những động vật bị nhiễm sán lá gan, biểu hiện phản ứng sẽ bị cản trở khiến bác sỹ không thể chẩn đoán và phát hiện chính xác bệnh lao bò. Ngoài ra, loại sán này cũng tạo ra kết quả xét nghiệm âm tính giả ở một lượng lớn gia súc khi được xét nghiệm.
Rõ ràng, các gia súc nếu bị nhiễm sán lá gan hoặc bệnh lao bò thì có thể không được xác định bởi chương trình giám sát lao được áp dụng hiện nay ở Anh.
Theo thống kê, bệnh lao xuất hiện năm 2011 và đã giết hại khoảng 25.000 gia súc ở Anh, gây thiệt hại lên đến 90 triệu bảng.
Các nhà khoa học tại Đại học Liverpool phối hợp với đại học Nottingham và Viện khoa học sinh vật ở Stormont (Anh) đã nghiên cứu hơn 3.000 đàn bò sữa ở Anh và xứ Wales, và kết luận rằng việc nhiễm trùng sán lá gan đã làm giảm hiệu quả các xét nghiệm da chẩn đoán bệnh lao trâu bò. Nguyên nhân khiến bệnh lao tiếp tục lây lan, gia tăng và giết hại hàng loạt gia súc.
Nhóm nghiên cứu trên cho biết việc phát hiện ra manh mối về nguyên nhân gây lây lan bệnh sẽ giúp cải thiện việc chẩn đoán bệnh lao bò ở gia súc trong tương lai, đạt mục tiêu cuối cùng là tăng hiệu quả phòng và xóa bỏ loại bệnh nguy hiểm này ở Anh./.
Loài giun có tên Fasciola hepatica, vốn gây ra bệnh sán lá gan, đã gây cản trở và đánh lạc hướng các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao ở gia súc khiến tình trạng lây lan bệnh tật ở gia súc ngày càng gia tăng.
Các nhà khoa học cho biết giun Fasciola hepatica sống ký sinh ở gia súc và làm giảm độ nhạy bén của các xét nghiệm về da, vốn được áp dụng để chẩn đoán bệnh lao ở động vật.
Giáo sư Diana Williams thuộc Đại học Liverpool cho biết các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao bò thường dựa vào phản ứng sưng viêm của da khi tiêm protein TB, nhưng ở những động vật bị nhiễm sán lá gan, biểu hiện phản ứng sẽ bị cản trở khiến bác sỹ không thể chẩn đoán và phát hiện chính xác bệnh lao bò. Ngoài ra, loại sán này cũng tạo ra kết quả xét nghiệm âm tính giả ở một lượng lớn gia súc khi được xét nghiệm.
Rõ ràng, các gia súc nếu bị nhiễm sán lá gan hoặc bệnh lao bò thì có thể không được xác định bởi chương trình giám sát lao được áp dụng hiện nay ở Anh.
Theo thống kê, bệnh lao xuất hiện năm 2011 và đã giết hại khoảng 25.000 gia súc ở Anh, gây thiệt hại lên đến 90 triệu bảng.
Các nhà khoa học tại Đại học Liverpool phối hợp với đại học Nottingham và Viện khoa học sinh vật ở Stormont (Anh) đã nghiên cứu hơn 3.000 đàn bò sữa ở Anh và xứ Wales, và kết luận rằng việc nhiễm trùng sán lá gan đã làm giảm hiệu quả các xét nghiệm da chẩn đoán bệnh lao trâu bò. Nguyên nhân khiến bệnh lao tiếp tục lây lan, gia tăng và giết hại hàng loạt gia súc.
Nhóm nghiên cứu trên cho biết việc phát hiện ra manh mối về nguyên nhân gây lây lan bệnh sẽ giúp cải thiện việc chẩn đoán bệnh lao bò ở gia súc trong tương lai, đạt mục tiêu cuối cùng là tăng hiệu quả phòng và xóa bỏ loại bệnh nguy hiểm này ở Anh./.
Thạch Thảo (Vietnam+)