Các nhà khoa học Pháp thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia và Viện nghiên cứu Pasteur vừa qua đã phát hiện cơ chế sinh trưởng của tế bào gốc tạo máu ở cá ngựa vằn.
Phát hiện được đúc kết thông qua công nghệ “giám sát thời gian thực” đối với phôi cá ngựa vằn.
Thành quả này sẽ cung cấp những phương pháp mới giúp giới y học nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh máu trắng.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh số ra mới nhất, các nhà khoa học cho biết, họ đã áp dụng công nghệ hình ảnh thời gian thực để quan sát phôi của cá ngựa vằn.
Kết quả phát hiện, một phần tế bào nội mô của động mạch chủ ở phôi cá ngựa vằn bị xoắn lại, cuối cùng rơi ra khỏi vách động mạch chủ và hình thành tế bào gốc có thể lưu động. Trong khi đó, vách động mạch chủ vẫn duy trì trạng thái hoàn chỉnh. Sau đó, tế bào gốc vừa mới hình thành lại tiếp tục phân chia và chuyển biến thành tế bào gốc tạo máu.
Theo các nhà khoa học, mặc dù nghiên cứu này vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, tuy nhiên hy vọng nó có thể cung cấp tư duy mới giúp các nhà khoa học nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh máu trắng.
Nếu như cơ chế tương tự như vậy tồn tại ở con người, các nhà khoa học chỉ cần lấy ra tế bào huyết quản của người bệnh và nuôi cấy chúng thành tế bào tạo máu sau đó cấy ghép vào cơ thể người, điều này có thể giúp bệnh nhân tái tạo hệ thống tạo máu./.
Phát hiện được đúc kết thông qua công nghệ “giám sát thời gian thực” đối với phôi cá ngựa vằn.
Thành quả này sẽ cung cấp những phương pháp mới giúp giới y học nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh máu trắng.
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh số ra mới nhất, các nhà khoa học cho biết, họ đã áp dụng công nghệ hình ảnh thời gian thực để quan sát phôi của cá ngựa vằn.
Kết quả phát hiện, một phần tế bào nội mô của động mạch chủ ở phôi cá ngựa vằn bị xoắn lại, cuối cùng rơi ra khỏi vách động mạch chủ và hình thành tế bào gốc có thể lưu động. Trong khi đó, vách động mạch chủ vẫn duy trì trạng thái hoàn chỉnh. Sau đó, tế bào gốc vừa mới hình thành lại tiếp tục phân chia và chuyển biến thành tế bào gốc tạo máu.
Theo các nhà khoa học, mặc dù nghiên cứu này vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, tuy nhiên hy vọng nó có thể cung cấp tư duy mới giúp các nhà khoa học nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh máu trắng.
Nếu như cơ chế tương tự như vậy tồn tại ở con người, các nhà khoa học chỉ cần lấy ra tế bào huyết quản của người bệnh và nuôi cấy chúng thành tế bào tạo máu sau đó cấy ghép vào cơ thể người, điều này có thể giúp bệnh nhân tái tạo hệ thống tạo máu./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)