Các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện được một con nhện hóa thạch lớn chưa từng thấy ở khu vực Nội Mông của Trung Quốc.
Đây là một con nhện cái cách đây khoảng 160 triệu năm, thuộc loại nhện có kiểu dệt lưới rất phức tạp màu vàng. Loài nhện này dệt những tấm lưới từ các sợi tơ màu vàng rất dai và rõ.
Đốt chân của mẫu vật hóa thạch trên dài 5cm. Các nhà nghiên cứu xếp con nhện hóa thạch này vào nhóm Nephila. Hiện nay, người ta vẫn thấy các loại Nephila tồn tại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Phát biểu với hãng tin BBS, giáo sư Paul Selden thuộc trường Đại học Kasas của Mỹ cho biết: “Đây là con nhện hóa thạch lớn chưa từng thấy. Thân của con nhện này không phải là to nhất, nhưng nếu cộng cả những cái chân dài vào thì đây là con nhện lớn nhất.”
Trước khi phát hiện hóa thạch này, mẫu vật cổ đại nhất trong nhóm nhện này chỉ cho thấy chúng tồn tại được 35 triệu năm tuổi. Do đó, hóa thạch mới này đã đẩy sự tồn tại của loại Nephila lùi lại Kỷ Jura và trở thành loài nhện sinh tồn lâu nhất.
Con nhện này bị vùi lấp trong tro bụi núi lửa ở đáy của một khu vực có thể trước kia là hồ. Giáo sư Selden giải thích: “Bạn không chỉ nhìn được phần lông trên những cái chân của nó mà còn thấy rõ cả những thứ nhỏ xíu thường được dùng để phát hiện sự chuyển động của không khí. Đây là đặc điểm rất riêng của chúng”./.
Đây là một con nhện cái cách đây khoảng 160 triệu năm, thuộc loại nhện có kiểu dệt lưới rất phức tạp màu vàng. Loài nhện này dệt những tấm lưới từ các sợi tơ màu vàng rất dai và rõ.
Đốt chân của mẫu vật hóa thạch trên dài 5cm. Các nhà nghiên cứu xếp con nhện hóa thạch này vào nhóm Nephila. Hiện nay, người ta vẫn thấy các loại Nephila tồn tại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Phát biểu với hãng tin BBS, giáo sư Paul Selden thuộc trường Đại học Kasas của Mỹ cho biết: “Đây là con nhện hóa thạch lớn chưa từng thấy. Thân của con nhện này không phải là to nhất, nhưng nếu cộng cả những cái chân dài vào thì đây là con nhện lớn nhất.”
Trước khi phát hiện hóa thạch này, mẫu vật cổ đại nhất trong nhóm nhện này chỉ cho thấy chúng tồn tại được 35 triệu năm tuổi. Do đó, hóa thạch mới này đã đẩy sự tồn tại của loại Nephila lùi lại Kỷ Jura và trở thành loài nhện sinh tồn lâu nhất.
Con nhện này bị vùi lấp trong tro bụi núi lửa ở đáy của một khu vực có thể trước kia là hồ. Giáo sư Selden giải thích: “Bạn không chỉ nhìn được phần lông trên những cái chân của nó mà còn thấy rõ cả những thứ nhỏ xíu thường được dùng để phát hiện sự chuyển động của không khí. Đây là đặc điểm rất riêng của chúng”./.
Anh Minh (Vietnam+)