Việc thám sát khảo cổ học khu vực đến thờ Lê Văn Thịnh, vị quan đầu triều thời Lý tại thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã giúp phát hiện nhiều hiện vật quý hiếm, mang tính đặc trưng của văn hóa, kiến trúc các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn.
Theo tài liệu vừa công bố của tiến sĩ Nguyễn Đương Bắc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, thám sát ở ba địa điểm với diện tích gần 30m2, tiến sĩ đã phát hiện ở hố thứ nhất, ngay tại độ sâu 45cm có một khúc thân rồng, phần chân hoàn toàn nguyên vẹn bằng đá cát, phong cách điêu khắc tương tự với khối rồng đá được phát hiện vào năm 1991.
Ở hố thứ hai ngay sát móng của vách trái nhà để rồng đá ở độ sâu 50cm, tác giả tài liệu phát hiện một khúc rồng đá dài 50cm, trên mình có vẩy, phần thân tương đối tròn, đường kính 30cm.
Cũng tại hố này, nhà nghiên cứu còn phát hiện mảnh đuôi của con sấu đá (thường được trang trí hai bên tam cấp trên khu vực cửa chính đi vào các di tích đình, đền, tam quan...) dài 50cm, rộng 34cm, chất liệu đá xanh có niên đại khoảng thế kỷ thứ XVII-XVIII.
Căn cứ vào chất liệu của rồng và sấu cũng như những đặc điểm loại hình và hoa văn trang trí, tác giả cho rằng đây là những hiện vật được dùng để trang trí trên bờ dải và nóc mái của một công trình kiến trúc thời Lê thế kỷ thứ XVII.
Nghiên cứu kỹ các hiện vật này, tiến sĩ Nguyễn Đương Bắc sơ bộ cho rằng khu di tích đền thờ Lê Văn Thịnh có một quá trình hình thành và phát triển liên tục, lâu dài.
Vùng đất Đông Cứu vốn có sự quần cư sinh sống của con người từ buổi đầu công nguyên, thể hiện ở hệ thống di vật Hán hết sức phong phú.
Sau khi Lê Văn Thịnh bị trọng tội, dinh thất của ông đã bị biến thành chùa.
Đến thời Lê, dinh thất của ông được nhân dân địa phương dựng lên ngôi đền có quy mô lớn để nhớ ơn và triều đình phong kiến đã ban tặng sắc phong, soạn thảo thần tích phụng thờ.
Các triều đại sau đã liên tục trùng tu, tôn tạo, kể cả việc thay đổi cấu trúc, thể hiện ở hệ thống hiện vật gốm, sứ, đá, kiến trúc có niên đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Kết quả cuộc thám sát này chứng tỏ trong lòng đất khu di tích lăng mộ Lê Văn Thịnh còn rất nhiều hiện vật với các niên đại khác nhau rất có giá trị đối với công tác nghiên cứu lịch sử./.
Theo tài liệu vừa công bố của tiến sĩ Nguyễn Đương Bắc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, thám sát ở ba địa điểm với diện tích gần 30m2, tiến sĩ đã phát hiện ở hố thứ nhất, ngay tại độ sâu 45cm có một khúc thân rồng, phần chân hoàn toàn nguyên vẹn bằng đá cát, phong cách điêu khắc tương tự với khối rồng đá được phát hiện vào năm 1991.
Ở hố thứ hai ngay sát móng của vách trái nhà để rồng đá ở độ sâu 50cm, tác giả tài liệu phát hiện một khúc rồng đá dài 50cm, trên mình có vẩy, phần thân tương đối tròn, đường kính 30cm.
Cũng tại hố này, nhà nghiên cứu còn phát hiện mảnh đuôi của con sấu đá (thường được trang trí hai bên tam cấp trên khu vực cửa chính đi vào các di tích đình, đền, tam quan...) dài 50cm, rộng 34cm, chất liệu đá xanh có niên đại khoảng thế kỷ thứ XVII-XVIII.
Căn cứ vào chất liệu của rồng và sấu cũng như những đặc điểm loại hình và hoa văn trang trí, tác giả cho rằng đây là những hiện vật được dùng để trang trí trên bờ dải và nóc mái của một công trình kiến trúc thời Lê thế kỷ thứ XVII.
Nghiên cứu kỹ các hiện vật này, tiến sĩ Nguyễn Đương Bắc sơ bộ cho rằng khu di tích đền thờ Lê Văn Thịnh có một quá trình hình thành và phát triển liên tục, lâu dài.
Vùng đất Đông Cứu vốn có sự quần cư sinh sống của con người từ buổi đầu công nguyên, thể hiện ở hệ thống di vật Hán hết sức phong phú.
Sau khi Lê Văn Thịnh bị trọng tội, dinh thất của ông đã bị biến thành chùa.
Đến thời Lê, dinh thất của ông được nhân dân địa phương dựng lên ngôi đền có quy mô lớn để nhớ ơn và triều đình phong kiến đã ban tặng sắc phong, soạn thảo thần tích phụng thờ.
Các triều đại sau đã liên tục trùng tu, tôn tạo, kể cả việc thay đổi cấu trúc, thể hiện ở hệ thống hiện vật gốm, sứ, đá, kiến trúc có niên đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Kết quả cuộc thám sát này chứng tỏ trong lòng đất khu di tích lăng mộ Lê Văn Thịnh còn rất nhiều hiện vật với các niên đại khác nhau rất có giá trị đối với công tác nghiên cứu lịch sử./.
Đàm Dũng (Vietnam+)