Theo nghiên cứu đăng trên tạp trí Physical Anthropology của Mỹ, các nhà khoa học đã phát hiện tám chiếc răng cổ đại trong một hang động phía Đông của Tel Aviv (Israel) có niên đại hàng trăm nghìn năm trước có thể chứng tỏ tổ tiên lâu đời nhất của loài người.
Tác giả của phát hiện trên, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế từ trường Đại học Tel Aviv cho biết những chiếc răng này lâu đời hơn so với phần lớn các mẫu vật hominin được tìm thấy trước đây ở khu vực Tây Nam Á.
Họ đã sử dụng công nghệ hình ảnh tiên tiến và phương pháp phân tích so sánh mẫu đất và các mảnh vỡ xung quanh những chiếc răng hóa thạch này và xác định chúng có niên đại từ 300.000 đến 400.000 năm trước đây.
Một trong những tác giả nghiên cứu trên, Giáo sư nhân loại học Rolf M. Quam đến từ trường Đại học New York ở Binghamton cho biết đặc điểm của những chiếc răng này không trực tiếp khớp với Neanderthal hay những người tiền sử hiện đại nhưng chúng lại có cấu trúc giống người Homo nhiều hơn.
Theo ông, có khả năng những chiếc răng này thuộc về tổ tiên cổ đại trực tiếp của loài người phát triển độc lập với những người tiền sử khác ở châu Phi và châu Âu.
Một khả năng khác là phát hiện này có thể phản ánh sự tiến hóa cục bộ của người Neanderthal ở khu vực Tây Nam Á, cho thấy họ đã ở đó sớm hơn khoảng thời gian mà các nhà nghiên cứu giả định.
Giáo sư Quam nói: "Khu vực này (Tây Nam Á) là nơi giao thoa của các chuyến di cư trong một thời gian dài, nằm ngoài khu vực châu Phi và châu Âu."
Theo ông Quam, có thể những chiếc răng lâu đời hơn đại diện cho một loại người này và những chiếc răng trẻ hơn đại diện cho một loại người khác do chúng tôi biết rằng những loại người khác nhau đã cư ngụ ở châu Phi và châu Âu vào thời điểm này.
Nghiên cứu này nhận được tài trợ từ chính phủ Tây Ban Nha, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Quỹ tài trợ Khoa học Israel, Quỹ tài trợ Khảo cổ học Irene Levi Sala CARE và Quỹ tài trợ Leakey./.
Tác giả của phát hiện trên, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế từ trường Đại học Tel Aviv cho biết những chiếc răng này lâu đời hơn so với phần lớn các mẫu vật hominin được tìm thấy trước đây ở khu vực Tây Nam Á.
Họ đã sử dụng công nghệ hình ảnh tiên tiến và phương pháp phân tích so sánh mẫu đất và các mảnh vỡ xung quanh những chiếc răng hóa thạch này và xác định chúng có niên đại từ 300.000 đến 400.000 năm trước đây.
Một trong những tác giả nghiên cứu trên, Giáo sư nhân loại học Rolf M. Quam đến từ trường Đại học New York ở Binghamton cho biết đặc điểm của những chiếc răng này không trực tiếp khớp với Neanderthal hay những người tiền sử hiện đại nhưng chúng lại có cấu trúc giống người Homo nhiều hơn.
Theo ông, có khả năng những chiếc răng này thuộc về tổ tiên cổ đại trực tiếp của loài người phát triển độc lập với những người tiền sử khác ở châu Phi và châu Âu.
Một khả năng khác là phát hiện này có thể phản ánh sự tiến hóa cục bộ của người Neanderthal ở khu vực Tây Nam Á, cho thấy họ đã ở đó sớm hơn khoảng thời gian mà các nhà nghiên cứu giả định.
Giáo sư Quam nói: "Khu vực này (Tây Nam Á) là nơi giao thoa của các chuyến di cư trong một thời gian dài, nằm ngoài khu vực châu Phi và châu Âu."
Theo ông Quam, có thể những chiếc răng lâu đời hơn đại diện cho một loại người này và những chiếc răng trẻ hơn đại diện cho một loại người khác do chúng tôi biết rằng những loại người khác nhau đã cư ngụ ở châu Phi và châu Âu vào thời điểm này.
Nghiên cứu này nhận được tài trợ từ chính phủ Tây Ban Nha, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Quỹ tài trợ Khoa học Israel, Quỹ tài trợ Khảo cổ học Irene Levi Sala CARE và Quỹ tài trợ Leakey./.
Anh Minh (Vietnam+)