Phát hiện thiên hà khổng lồ tồn tại ở thời kỳ đầu hình thành vũ trụ

Trước khi vũ trụ được 2 tỷ năm tuổi, XMM-2599 đã hình thành khoảng hơn 300 tỷ ngôi sao, biến nó trở thành một thiên hà khổng lồ.
Phát hiện thiên hà khổng lồ tồn tại ở thời kỳ đầu hình thành vũ trụ ảnh 1Thiên hà khổng lồ vừa được phát hiện. (Nguồn: freenews.live)

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một thiên hà khổng lồ tồn tại trong thời kỳ đầu hình thành vũ trụ, và thiên hà này đã tạo ra vô số ngôi sao với tốc độ cao trước khi đột ngột tan biến.

Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khọc học thuộc Đại học California Riverside công bố trên số ra mới nhất của tạp chí Astrophysical.

Theo ông Benjamin Forrest, chủ nghiệm nghiên cứu, thiên hà có tên gọi XMM-2599 đã tồn tại khoảng 12 tỷ năm trước đây.

Trước khi vũ trụ được 2 tỷ năm tuổi, XMM-2599 đã hình thành khoảng hơn 300 tỷ ngôi sao, biến nó trở thành một thiên hà khổng lồ.  

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện XMM-2599 đã tạo ra phần lớn các ngôi sao của mình ở tốc độ siêu nhanh tại thời điểm vũ trụ chưa đến 1 tỷ năm tuổi. Đỉnh điểm là sự hình thành hơn 1.000 ngôi sao chỉ trong thời gian 1 năm.

Sau đó, XMM-2599 rơi vào trạng thái ngừng hoạt động khi vũ trụ được 1,8 tỷ năm tuổi, mà theo nhận định của các nhà nghiên cứu, nguyên nhân có thể do thiên hà hết năng lượng hoặc hố đen khởi động.

Giáo sư Vật lý học và Thiên văn học thuộc Đại học California Riverside, ông Gillian Wilson - thành viên của nhóm nghiên cứu, cho rằng với kết quả nghiên cứu nêu trên, cần thay đổi lý thuyết về cách thức chấm dứt hình thành các ngôi sao ở các thiên hà thời kỳ đầu hình thành vũ trụ.

Trong khi đó, Giáo sư Michael Cooper thuộc Đại học California Irvine, đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết nhóm nghiên cứu vẫn chưa xác định được quá trình tiến hóa của thiên hà XMM-2599.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Máy quang phổ đa vật thể thăm dò hồng ngoại tại Đài thiên băn W.M.Keck Observatory để thực hiện đo thiên hà XMM-2599./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.