Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đăng tải trên tạp chí Khoa học địa lý tự nhiên Nature Geoscience số ra ngày 24/2 cho biết, họ đã tìm thấy dấu vết của một tiểu lục địa mang tên Mauritius, nằm ẩn dưới đảo Ấn Độ Dương.
Lục địa cổ Mauritia, được hình thành từ thời tiền sử, cách đây khoảng từ 61-83 triệu năm sau khi Madagascar tách khỏi Ấn Độ. Tuy nhiên sau khi tách ra, lục địa này lại bị lớp trầm tích dung nham dày từ núi lửa bao phủ.
Các nhà khoa học này đã phân tích cát biển ở Mauritius, vốn có chứa khoáng chất cổ ziricon có niên đại từ 660 triệu-2 tỷ năm tuổi. Những thành phần nhỏ của khoáng chất là một phát hiện đặc biệt, chúng bị chôn vùi trong cát và chỉ hình thành gần đây trong các điều kiện địa chất của đá nóng chảy có niên đại 9 triệu năm.
Thành phần khoáng chất ziricon đã chỉ ra sự tồn tại của mảng địa tầng của tiểu lục địa nằm ẩn dưới đảo Mauritius. Những mẫu khoáng chất này được mang lên bề mặt do các hoạt động núi lửa gần đây.
Các nhà khoa học cho rằng đáy Ấn Độ Dương có thể được phủ lên với những mảng địa tầng ẩn dấu, vốn bị đứt gãy và tách ra khi siêu lục địa Pangea tách ra và hình thành nên những lục địa mà chúng ta biết ngày nay.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đảo Mauritia có thể cũng được hình thành giống như các mảng lục địa khác, chỉ có điều khác biệt là nó bị ẩn mà thôi.
Siêu lục địa Pangea bắt đầu tách thành các lục địa nhỏ hơn cách đây khoảng 200 triệu năm. Trong kỷ Jura, cách đây từ 80-130 triệu năm, siêu lục địa Pangaea tách ra thành hai phần, phần phía Nam là lục địa Gondwana và phần phía Bắc là lục địa Laurasia.
Lục địa Gondwana khi đó bao gồm châu Nam Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, Australia, Tân Guinea, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Madagascar và tiểu lục địa Ả Rập ngày nay, còn Laurasia bao gồm châu Âu, châu Á (trừ Ấn Độ và tiểu lục địa Ả Rập) và châu Bắc Mỹ ngày nay./.
Lục địa cổ Mauritia, được hình thành từ thời tiền sử, cách đây khoảng từ 61-83 triệu năm sau khi Madagascar tách khỏi Ấn Độ. Tuy nhiên sau khi tách ra, lục địa này lại bị lớp trầm tích dung nham dày từ núi lửa bao phủ.
Các nhà khoa học này đã phân tích cát biển ở Mauritius, vốn có chứa khoáng chất cổ ziricon có niên đại từ 660 triệu-2 tỷ năm tuổi. Những thành phần nhỏ của khoáng chất là một phát hiện đặc biệt, chúng bị chôn vùi trong cát và chỉ hình thành gần đây trong các điều kiện địa chất của đá nóng chảy có niên đại 9 triệu năm.
Thành phần khoáng chất ziricon đã chỉ ra sự tồn tại của mảng địa tầng của tiểu lục địa nằm ẩn dưới đảo Mauritius. Những mẫu khoáng chất này được mang lên bề mặt do các hoạt động núi lửa gần đây.
Các nhà khoa học cho rằng đáy Ấn Độ Dương có thể được phủ lên với những mảng địa tầng ẩn dấu, vốn bị đứt gãy và tách ra khi siêu lục địa Pangea tách ra và hình thành nên những lục địa mà chúng ta biết ngày nay.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đảo Mauritia có thể cũng được hình thành giống như các mảng lục địa khác, chỉ có điều khác biệt là nó bị ẩn mà thôi.
Siêu lục địa Pangea bắt đầu tách thành các lục địa nhỏ hơn cách đây khoảng 200 triệu năm. Trong kỷ Jura, cách đây từ 80-130 triệu năm, siêu lục địa Pangaea tách ra thành hai phần, phần phía Nam là lục địa Gondwana và phần phía Bắc là lục địa Laurasia.
Lục địa Gondwana khi đó bao gồm châu Nam Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, Australia, Tân Guinea, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Madagascar và tiểu lục địa Ả Rập ngày nay, còn Laurasia bao gồm châu Âu, châu Á (trừ Ấn Độ và tiểu lục địa Ả Rập) và châu Bắc Mỹ ngày nay./.
Thạch Thảo (Vietnam+)