Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một loại vi khuẩn mang tên Wolbachia có thể giúp ngăn chặn các virus gây bệnh sốt xuất huyết sinh sản trong muỗi.
Nghiên cứu trên được công bố ngày 1/4 trên tạp chí PLoS Pathogens.
Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Misigơn (MSU) đã tiêm phôi vi khuẩn Wolbachia vào Aedes aegypti, loại muỗi chủ yếu chứa các virus gây bệnh sốt xuất huyết.
Wolbachia sống ký sinh trong muỗi Aedes aegypti trong gần sáu năm để chúng có thể lây truyền từ muỗi mẹ sang muỗi con.
Theo các nhà khoa học, khi một con muỗi đực bị nhiễm Wolbachia giao phối với một con muỗi cái bình thường, vi khuẩn này sẽ khiến muỗi cái sinh sản bất bình thường và phôi của nó chết non.
Wolbachia không tác động đến sự phát triển của phôi muỗi khi muỗi cái bị nhiễm cùng loại vi khuẩn như muỗi đực. Vì vậy, vi khuẩn này có thể lây lan rất nhanh ra cả đàn muỗi, ngăn virus gây bệnh sốt xuất huyết cư trú và sinh sản trong muỗi.
Ngoài ra, Wolbachia không thể lây từ muỗi sang người. Kết quả này cũng tương tự kết quả rút ra từ một công trình nghiên cứu khác của các nhà khoa học Australia.
Từ đây, các nhà khoa học đi đến kết luận vi khuẩn Wolbachia có thể là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát virus gây bệnh sốt xuất huyết./.
Nghiên cứu trên được công bố ngày 1/4 trên tạp chí PLoS Pathogens.
Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Misigơn (MSU) đã tiêm phôi vi khuẩn Wolbachia vào Aedes aegypti, loại muỗi chủ yếu chứa các virus gây bệnh sốt xuất huyết.
Wolbachia sống ký sinh trong muỗi Aedes aegypti trong gần sáu năm để chúng có thể lây truyền từ muỗi mẹ sang muỗi con.
Theo các nhà khoa học, khi một con muỗi đực bị nhiễm Wolbachia giao phối với một con muỗi cái bình thường, vi khuẩn này sẽ khiến muỗi cái sinh sản bất bình thường và phôi của nó chết non.
Wolbachia không tác động đến sự phát triển của phôi muỗi khi muỗi cái bị nhiễm cùng loại vi khuẩn như muỗi đực. Vì vậy, vi khuẩn này có thể lây lan rất nhanh ra cả đàn muỗi, ngăn virus gây bệnh sốt xuất huyết cư trú và sinh sản trong muỗi.
Ngoài ra, Wolbachia không thể lây từ muỗi sang người. Kết quả này cũng tương tự kết quả rút ra từ một công trình nghiên cứu khác của các nhà khoa học Australia.
Từ đây, các nhà khoa học đi đến kết luận vi khuẩn Wolbachia có thể là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát virus gây bệnh sốt xuất huyết./.
(TTXVN/Vietnam+)