Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định mây tre là một trong những loài cây chủ lực trong xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn ở việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020.
Tại hội thảo về phát triển ngành mây tre Việt Nam, tổ chức ngày 22/1, ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết theo xu hướng phát triển, nếu mỗi năm ngành mây tre tăng trưởng từ 10-15%, đến năm 2020, dự kiến nhu cầu nguyên liệu cần khoảng 100.000 tấn song mây trở lên và ít nhất một tỷ cây tre mỗi năm. Trong khi đó hiện mỗi năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 33.000 tấn song mây.
Bởi vậy, để phát triển bền vững ngành này, bên cạnh việc bảo vệ khoảng 1,6 triệu ha mây tre tự nhiên, mục tiêu đến năm 2020 của Bộ sẽ phải trồng mới khoảng 165.000ha.
Việc khai thác và phát triển mây tre cũng sẽ được gắn liền với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với phát triển khoa học công nghệ sinh học và công nghệ chế biến lâm sản; đồng thời đảm bảo mức thu nhập từ trồng mây tre chiếm 20-30% trong kinh tế hộ gia đình ở nông thôn miền núi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đề xuất nhiều cơ chế chính sách để phát triển nguồn nguyên liệu mây tre như hỗ trợ giống cây trồng, hỗ trợ vốn đầu tư trồng, bảo vệ rừng tre, nứa, song mây. Chủ rừng được hưởng 100% sản phẩm khai thác sau khi trừ các khoản nộp theo qui định của Nhà nước.
Ở Việt Nam, tre nứa, song mây là một trong số những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu mây tre đan đã tăng từ trên 48 triệu USD năm 1999 lên 224,7 triệu USD năm 2008 và dự kiến năm nay con số này sẽ đạt 300 triệu USD. Sản phẩm mây tre đan Việt Nam hiện đã có mặt tại 120 thị trường trên thế giới.
Lâm sản ngoài gỗ, trong đó có mây, tre gắn liền với cuộc sống của gần 24 triệu đồng bào dân tộc miền núi; trong đó hơn một triệu người có thu nhập từ mây, tre.
Mây tre đan cũng là ngành nghề có số lượng làng nghề lớn nhất với hơn 720 làng, chiếm 24% trong tổng số hơn 2.000 làng nghề của Việt Nam; thu hút hơn 340.000 lao động./.
Tại hội thảo về phát triển ngành mây tre Việt Nam, tổ chức ngày 22/1, ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết theo xu hướng phát triển, nếu mỗi năm ngành mây tre tăng trưởng từ 10-15%, đến năm 2020, dự kiến nhu cầu nguyên liệu cần khoảng 100.000 tấn song mây trở lên và ít nhất một tỷ cây tre mỗi năm. Trong khi đó hiện mỗi năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 33.000 tấn song mây.
Bởi vậy, để phát triển bền vững ngành này, bên cạnh việc bảo vệ khoảng 1,6 triệu ha mây tre tự nhiên, mục tiêu đến năm 2020 của Bộ sẽ phải trồng mới khoảng 165.000ha.
Việc khai thác và phát triển mây tre cũng sẽ được gắn liền với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với phát triển khoa học công nghệ sinh học và công nghệ chế biến lâm sản; đồng thời đảm bảo mức thu nhập từ trồng mây tre chiếm 20-30% trong kinh tế hộ gia đình ở nông thôn miền núi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đề xuất nhiều cơ chế chính sách để phát triển nguồn nguyên liệu mây tre như hỗ trợ giống cây trồng, hỗ trợ vốn đầu tư trồng, bảo vệ rừng tre, nứa, song mây. Chủ rừng được hưởng 100% sản phẩm khai thác sau khi trừ các khoản nộp theo qui định của Nhà nước.
Ở Việt Nam, tre nứa, song mây là một trong số những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu mây tre đan đã tăng từ trên 48 triệu USD năm 1999 lên 224,7 triệu USD năm 2008 và dự kiến năm nay con số này sẽ đạt 300 triệu USD. Sản phẩm mây tre đan Việt Nam hiện đã có mặt tại 120 thị trường trên thế giới.
Lâm sản ngoài gỗ, trong đó có mây, tre gắn liền với cuộc sống của gần 24 triệu đồng bào dân tộc miền núi; trong đó hơn một triệu người có thu nhập từ mây, tre.
Mây tre đan cũng là ngành nghề có số lượng làng nghề lớn nhất với hơn 720 làng, chiếm 24% trong tổng số hơn 2.000 làng nghề của Việt Nam; thu hút hơn 340.000 lao động./.
Ngọc Dung (Vietnam+)