“Hành động nhằm cải thiện cảnh quan và vệ sinh môi trường khu ven biển An Bàng” là chủ đề của buổi hội thảo được tổ chức vào ngày 29/8, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Đây là chương trình sinh hoạt cộng đồng đầu tiên của Dự án Phát triển cộng đồng sinh thái, nhằm gắn kết chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân cùng chung tay bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường ở các bãi biển để phát triển du lịch, dịch vụ cộng đồng.
Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Cách trung tâm Phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Đông, bãi biển An Bàng-An Tân, phường Cẩm An có chiều dài khoảng 4km đường bờ biển, với cảnh quan tự nhiên trong lành và thảm thực vật khá đa dạng. Đây là cửa ngõ đón khách trong nước và quốc tế đến với Hội An, bởi nằm trên trục con đường biển “5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu-Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ.
Theo định hướng quy hoạch của tỉnh Quảng Nam, khu đô thị An Bàng đang được quy hoạch thành một khu đô thị ven biển đa chức năng bao gồm đô thị, các khu nghỉ dưỡng và là một trong số ít không gian công cộng hấp dẫn du khách. Tuy nhiên thực trạng cảnh quan, vệ sinh môi trường và vấn đề tổ chức dịch vụ ở khu bãi biển vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu này.
Ông Phạm Mỹ, cựu khối trưởng khối phố An Bàng, phường Cẩm An thừa nhận: “Cả bãi biển mà không có lấy một thùng đựng rác, rác được đổ bừa bãi ở hai bên đường, rác đổ tại bãi biển hoặc trên các cồn cát. Đặc biệt, hệ thống nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa có nên vấn đề vệ sinh môi trường ở đây rất lộn xộn.
Thêm vào đó, các biển báo, khẩu hiệu tuyên truyền giữ gìn vệ sinh, nội quy cụ thể và chế tài đối với người vứt rác bừa bãi vẫn chưa có.
Gần 50 người là các chủ hộ nhà hàng ven biển, nhân viên bảo vệ, nhân viên thuộc đội cứu hộ, đại diện khối An Tân-An Bàng và đại diện các phòng ban của Ủy ban nhân dân phường Cẩm An khi tham dự hội thảo đều thừa nhận vấn đề cảnh quan và vệ sinh môi trường ở khu bãi biển An Bàng thật sự chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển ở một đô thị du lịch. Mặt khác, người dân vẫn chưa hưởng lợi được nhiều từ thặng dư du lịch ở địa phương mang lại.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và lắng nghe các nhóm trình bày về hiện trạng cảnh quan và vệ sinh môi trường khu bãi biển: những vấn đề tồn tại, nguyên nhân chính.
Thực tế, những vướng mắc, tồn tại này cũng không chỉ xảy ra ở riêng An Bàng mà hầu hết các bãi biển du lịch ở nước ta hiện nay đều trong tình trạng như vậy. Bản thân người dân đều mong muốn nơi mình đang sống sạch sẽ và đẹp tự nhiên, không bị can thiệp quá nhiều bởi các hạng mục công trình xây dựng. Tuy nhiên, để bảo vệ cảnh quan và môi trường chung các khu vực ven biển, cần có một tổ chức trung gian để kết nối chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cùng vào cuộc.
Phát triển cộng đồng sinh thái
Chính thức ra mắt vào tháng 6/2011, Dự án Phát triển cộng đồng sinh thái của Công ty Cổ phần giải pháp Đô thị Nông thôn URS triển khai tại khối An Bàng và An Tân, phường Cẩm An, thành phố Hội An đang thực hiện nhiều hoạt đồng kết nối và phát triển quan hệ hợp tác giữa các bên là chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về vấn đề cải thiện cảnh quan và vệ sinh môi trường khu ven biển An Bàng.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Hằng, Giám đốc Dự án, An Bàng đang chuyển dịch thành một đô thị du lịch, định hướng trở thành một mô hình điểm về đô thị sinh thái, phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, với thông điệp “Xanh-An toàn-Đoàn kết-Thịnh vượng,” dự án sẽ hỗ trợ cộng đồng thích ứng với những điều kiện sống mới như ngành nghề và môi trường việc làm mới, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế mà vẫn bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Mục tiêu dài hạn của dự án Phát triển cộng đồng sinh thái là thành lập được “Quỹ môi trường Hội An,’, nhằm kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cá nhân đóng góp trách nhiệm vì môi trường an toàn và trong lành của Hội An; đồng thời nhân rộng mô hình tại các địa phương khác.
Bà Hằng cho biết thêm: “Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thu nhập chủ yếu của người dân địa phương là từ đi biển và làm công nhân, phần lớn dân làng được hưởng lợi rất ít từ nguồn khách du lịch, ngoại trừ một số hộ kinh doanh ngoài bãi tắm. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp cho người dân địa phương, nhất là những nghề phát triển với du lịch là một điều đặc biệt quan trọng. Trước mắt, dự án sẽ hỗ trợ người dân một số công việc tạo thu nhập như trồng cây, trồng rau; làm đồ thủ công, vật phẩm lưu niệm và cuối cùng là định hướng phát triển du lịch cộng đồng."
Trong giai đoạn đầu, dự án sẽ triển khai các hoạt động nhằm cải thiện vệ sinh môi trường và cảnh quan và chú trọng phát triển ngành nghề cải thiện kinh tế hộ gia đình, như tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường theo định kỳ, cùng với người dân cam kết/hương ước bảo vệ vệ sinh môi trường; Hỗ trợ cách xử lý, giảm thiểu, phân loại rác thải; Vận động người dân thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường như: sử dụng bao bì truyền thống, hạn chế túi nilon kết hợp với trường học giáo dục học sinh ý thức về vệ sinh môi trường. Đồng thời, hỗ trợ việc chỉnh trang đô thị như: trồng cây bóng mát dọc đường chính; cải tạo cảnh quan bằng cách sử dụng các cây bản địa, không tốn nhiều tiền đầu tư; chỉnh trang dải bờ cát...
Tự nhiên vốn đẹp, tuy nhiên để hấp dẫn khách du lịch thì môi trường luôn luôn phải trong sạch, ý thức về môi trường của người dân phải ngấm vào mỗi công dân nơi đây. Cảnh quan tự nhiên đẹp, nhưng những gì còn chưa đẹp, còn khiếm khuyết thì cũng phải có hành động để cải tạo nó và công việc đó là sự chung sức của cả cộng đồng./.
Đây là chương trình sinh hoạt cộng đồng đầu tiên của Dự án Phát triển cộng đồng sinh thái, nhằm gắn kết chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân cùng chung tay bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường ở các bãi biển để phát triển du lịch, dịch vụ cộng đồng.
Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Cách trung tâm Phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Đông, bãi biển An Bàng-An Tân, phường Cẩm An có chiều dài khoảng 4km đường bờ biển, với cảnh quan tự nhiên trong lành và thảm thực vật khá đa dạng. Đây là cửa ngõ đón khách trong nước và quốc tế đến với Hội An, bởi nằm trên trục con đường biển “5 sao” nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên Chiểu-Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về phố cổ.
Theo định hướng quy hoạch của tỉnh Quảng Nam, khu đô thị An Bàng đang được quy hoạch thành một khu đô thị ven biển đa chức năng bao gồm đô thị, các khu nghỉ dưỡng và là một trong số ít không gian công cộng hấp dẫn du khách. Tuy nhiên thực trạng cảnh quan, vệ sinh môi trường và vấn đề tổ chức dịch vụ ở khu bãi biển vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu này.
Ông Phạm Mỹ, cựu khối trưởng khối phố An Bàng, phường Cẩm An thừa nhận: “Cả bãi biển mà không có lấy một thùng đựng rác, rác được đổ bừa bãi ở hai bên đường, rác đổ tại bãi biển hoặc trên các cồn cát. Đặc biệt, hệ thống nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa có nên vấn đề vệ sinh môi trường ở đây rất lộn xộn.
Thêm vào đó, các biển báo, khẩu hiệu tuyên truyền giữ gìn vệ sinh, nội quy cụ thể và chế tài đối với người vứt rác bừa bãi vẫn chưa có.
Gần 50 người là các chủ hộ nhà hàng ven biển, nhân viên bảo vệ, nhân viên thuộc đội cứu hộ, đại diện khối An Tân-An Bàng và đại diện các phòng ban của Ủy ban nhân dân phường Cẩm An khi tham dự hội thảo đều thừa nhận vấn đề cảnh quan và vệ sinh môi trường ở khu bãi biển An Bàng thật sự chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển ở một đô thị du lịch. Mặt khác, người dân vẫn chưa hưởng lợi được nhiều từ thặng dư du lịch ở địa phương mang lại.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và lắng nghe các nhóm trình bày về hiện trạng cảnh quan và vệ sinh môi trường khu bãi biển: những vấn đề tồn tại, nguyên nhân chính.
Thực tế, những vướng mắc, tồn tại này cũng không chỉ xảy ra ở riêng An Bàng mà hầu hết các bãi biển du lịch ở nước ta hiện nay đều trong tình trạng như vậy. Bản thân người dân đều mong muốn nơi mình đang sống sạch sẽ và đẹp tự nhiên, không bị can thiệp quá nhiều bởi các hạng mục công trình xây dựng. Tuy nhiên, để bảo vệ cảnh quan và môi trường chung các khu vực ven biển, cần có một tổ chức trung gian để kết nối chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cùng vào cuộc.
Phát triển cộng đồng sinh thái
Chính thức ra mắt vào tháng 6/2011, Dự án Phát triển cộng đồng sinh thái của Công ty Cổ phần giải pháp Đô thị Nông thôn URS triển khai tại khối An Bàng và An Tân, phường Cẩm An, thành phố Hội An đang thực hiện nhiều hoạt đồng kết nối và phát triển quan hệ hợp tác giữa các bên là chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về vấn đề cải thiện cảnh quan và vệ sinh môi trường khu ven biển An Bàng.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Hằng, Giám đốc Dự án, An Bàng đang chuyển dịch thành một đô thị du lịch, định hướng trở thành một mô hình điểm về đô thị sinh thái, phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, với thông điệp “Xanh-An toàn-Đoàn kết-Thịnh vượng,” dự án sẽ hỗ trợ cộng đồng thích ứng với những điều kiện sống mới như ngành nghề và môi trường việc làm mới, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế mà vẫn bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Mục tiêu dài hạn của dự án Phát triển cộng đồng sinh thái là thành lập được “Quỹ môi trường Hội An,’, nhằm kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cá nhân đóng góp trách nhiệm vì môi trường an toàn và trong lành của Hội An; đồng thời nhân rộng mô hình tại các địa phương khác.
Bà Hằng cho biết thêm: “Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thu nhập chủ yếu của người dân địa phương là từ đi biển và làm công nhân, phần lớn dân làng được hưởng lợi rất ít từ nguồn khách du lịch, ngoại trừ một số hộ kinh doanh ngoài bãi tắm. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp cho người dân địa phương, nhất là những nghề phát triển với du lịch là một điều đặc biệt quan trọng. Trước mắt, dự án sẽ hỗ trợ người dân một số công việc tạo thu nhập như trồng cây, trồng rau; làm đồ thủ công, vật phẩm lưu niệm và cuối cùng là định hướng phát triển du lịch cộng đồng."
Trong giai đoạn đầu, dự án sẽ triển khai các hoạt động nhằm cải thiện vệ sinh môi trường và cảnh quan và chú trọng phát triển ngành nghề cải thiện kinh tế hộ gia đình, như tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường theo định kỳ, cùng với người dân cam kết/hương ước bảo vệ vệ sinh môi trường; Hỗ trợ cách xử lý, giảm thiểu, phân loại rác thải; Vận động người dân thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường như: sử dụng bao bì truyền thống, hạn chế túi nilon kết hợp với trường học giáo dục học sinh ý thức về vệ sinh môi trường. Đồng thời, hỗ trợ việc chỉnh trang đô thị như: trồng cây bóng mát dọc đường chính; cải tạo cảnh quan bằng cách sử dụng các cây bản địa, không tốn nhiều tiền đầu tư; chỉnh trang dải bờ cát...
Tự nhiên vốn đẹp, tuy nhiên để hấp dẫn khách du lịch thì môi trường luôn luôn phải trong sạch, ý thức về môi trường của người dân phải ngấm vào mỗi công dân nơi đây. Cảnh quan tự nhiên đẹp, nhưng những gì còn chưa đẹp, còn khiếm khuyết thì cũng phải có hành động để cải tạo nó và công việc đó là sự chung sức của cả cộng đồng./.
Hứa Chung (TTXVN/Vietnam+)