Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lượng khách quốc tế giảm, Việt Nam và các nước trong khu vực đều xác định mục tiêu lấy thị trường gần là trọng tâm.
Ngay trong năm 2010, ngành du lịch Việt Nam cũng coi trọng tăng cường đầu tư cho thị trường gần, thị trường khu vực. Vì vậy, phát triển du lịch ASEAN có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.
Thị trường tiềm năng
Nhiều nước trong khối ASEAN đã và đang coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Năm 2009, ASEAN đã đón gần 63 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch nội khối chiếm 40% lượng khách du lịch quốc tế tới khu vực. Tổng thu nhập du lịch của các nước ASEAN năm 2009 đạt 57 tỷ đôla.
Riêng đối với Việt Nam, hiện lượng khách đến từ các nước ASEAN chiếm gần 17% tổng lượng khách hàng năm và con số này sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.
Ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho rằng các nước trong khu vực ASEAN có nhiều điểm chung cho việc hợp tác cùng phát triển du lịch như giao thông thuận tiện, nhiều nét văn hóa tương đồng, có nhiều di sản tự nhiên và nhân văn. Đó là những yếu tố rất thuận lợi để các nước ASEAN hợp tác phát triển và bổ sung cho nhau, liên kết xây dựng các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch hấp dẫn.
Ông Ong Jin Chwen, Giám đốc khu vực, Trưởng đại diện Cục Du lịch Singapore tại Việt Nam thì đánh giá các nước ASEAN có lợi thế về đường biển, bãi biển đẹp, khí hậu tốt, các cảng biển gần nhau, đây là điều kiện tốt để phát triển du lịch tàu biển.
Còn đại diện Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch Việt Nam) cho rằng sự phát triển nhanh chóng của các hãng hàng không quốc gia trong khu vực và nhất là hãng hàng không giá rẻ là động lực thúc đẩy sự đi lại của du khách. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á trong khu vực đang dần hoàn thiện và việc cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh cũng tạo điều kiện đi lại giữa các nước trong khu vực ASEAN và thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch.
Liên kết từ quảng bá đến xây dựng sản phẩm du lịch
Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng, cho rằng để đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch trong khu vực cần thực hiện tốt liên kết trong quy hoạch, trong khai thác các sản phẩm du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, liên kết tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, cũng như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Về phía doanh nghiệp lữ hành, theo ông Lê Ngọc Cơ, Phó Tổng Giám đốc Saigontourist, để thu hút khách đi liên tuyến, có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi giữa các quốc gia trong khu vực. Hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch có thể triển khai ở cấp doanh nghiệp. Saigontourist sẵn sàng hợp tác với đối tác để đưa ra các chương trình khuyến mãi cũng như hợp lực tạo ra những chuẩn mực giá trị sản phẩm, dịch vụ mới để giới thiệu đến với du khách trong nước cũng như quốc tế.
Để đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch, các nước thành viên ASEAN cần tiếp tục tăng cường nỗ lực hợp tác, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc tháo gỡ những rào cản về đi lại, thủ tục xuất nhập cảnh, tăng cường hợp tác phát triển đường không, đường biển, đường bộ, công tác xúc tiến quảng bá chung, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường…
Ngành du lịch các nước ASEAN đang đứng trước những cơ hội rất lớn trong năm 2010 và những năm tiếp theo. Chính vì vậy, đẩy mạnh quảng bá du lịch ASEAN với mục tiêu “10 quốc gia-1 điểm đến,” “ASEAN-điểm đến chung” là ưu tiên của 10 quốc gia thành viên trong năm 2010 này, đặc biệt với Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ phó Vụ Lữ hành, cho rằng ngoài tăng cường liên kết marketing chung các điểm đến, các nước khuyến khích các hãng hàng không tăng cường phát triển các Air-Linkage để kết nối các tuyến điểm du lịch trong khu vực.
Hàng không Việt Nam đang triển khai tốt các đường bay liên khu vực với Lào và Campuchia như tuyến bay nối thủ đô ba nước trong ngày và đang lên kế hoạch khai thác tuyến bay nối các cố đô - di sản văn hóa của ba nước. Những tuyến bay mới nối liền các điểm tham quan du lịch các nước trong khu vực sẽ góp phần thu hút nhiều du khách tham gia các chương trình liên kết giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết, các quốc gia khu cực cần cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh. Bởi vậy, các quốc gia ASEAN cần thúc đẩy chương trình “One-entry visa” (chính sách cấp visa duy nhất)./.
Ngay trong năm 2010, ngành du lịch Việt Nam cũng coi trọng tăng cường đầu tư cho thị trường gần, thị trường khu vực. Vì vậy, phát triển du lịch ASEAN có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.
Thị trường tiềm năng
Nhiều nước trong khối ASEAN đã và đang coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Năm 2009, ASEAN đã đón gần 63 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch nội khối chiếm 40% lượng khách du lịch quốc tế tới khu vực. Tổng thu nhập du lịch của các nước ASEAN năm 2009 đạt 57 tỷ đôla.
Riêng đối với Việt Nam, hiện lượng khách đến từ các nước ASEAN chiếm gần 17% tổng lượng khách hàng năm và con số này sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.
Ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho rằng các nước trong khu vực ASEAN có nhiều điểm chung cho việc hợp tác cùng phát triển du lịch như giao thông thuận tiện, nhiều nét văn hóa tương đồng, có nhiều di sản tự nhiên và nhân văn. Đó là những yếu tố rất thuận lợi để các nước ASEAN hợp tác phát triển và bổ sung cho nhau, liên kết xây dựng các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch hấp dẫn.
Ông Ong Jin Chwen, Giám đốc khu vực, Trưởng đại diện Cục Du lịch Singapore tại Việt Nam thì đánh giá các nước ASEAN có lợi thế về đường biển, bãi biển đẹp, khí hậu tốt, các cảng biển gần nhau, đây là điều kiện tốt để phát triển du lịch tàu biển.
Còn đại diện Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch Việt Nam) cho rằng sự phát triển nhanh chóng của các hãng hàng không quốc gia trong khu vực và nhất là hãng hàng không giá rẻ là động lực thúc đẩy sự đi lại của du khách. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á trong khu vực đang dần hoàn thiện và việc cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh cũng tạo điều kiện đi lại giữa các nước trong khu vực ASEAN và thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch.
Liên kết từ quảng bá đến xây dựng sản phẩm du lịch
Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng, cho rằng để đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch trong khu vực cần thực hiện tốt liên kết trong quy hoạch, trong khai thác các sản phẩm du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, liên kết tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, cũng như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Về phía doanh nghiệp lữ hành, theo ông Lê Ngọc Cơ, Phó Tổng Giám đốc Saigontourist, để thu hút khách đi liên tuyến, có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi giữa các quốc gia trong khu vực. Hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch có thể triển khai ở cấp doanh nghiệp. Saigontourist sẵn sàng hợp tác với đối tác để đưa ra các chương trình khuyến mãi cũng như hợp lực tạo ra những chuẩn mực giá trị sản phẩm, dịch vụ mới để giới thiệu đến với du khách trong nước cũng như quốc tế.
Để đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch, các nước thành viên ASEAN cần tiếp tục tăng cường nỗ lực hợp tác, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc tháo gỡ những rào cản về đi lại, thủ tục xuất nhập cảnh, tăng cường hợp tác phát triển đường không, đường biển, đường bộ, công tác xúc tiến quảng bá chung, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường…
Ngành du lịch các nước ASEAN đang đứng trước những cơ hội rất lớn trong năm 2010 và những năm tiếp theo. Chính vì vậy, đẩy mạnh quảng bá du lịch ASEAN với mục tiêu “10 quốc gia-1 điểm đến,” “ASEAN-điểm đến chung” là ưu tiên của 10 quốc gia thành viên trong năm 2010 này, đặc biệt với Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ phó Vụ Lữ hành, cho rằng ngoài tăng cường liên kết marketing chung các điểm đến, các nước khuyến khích các hãng hàng không tăng cường phát triển các Air-Linkage để kết nối các tuyến điểm du lịch trong khu vực.
Hàng không Việt Nam đang triển khai tốt các đường bay liên khu vực với Lào và Campuchia như tuyến bay nối thủ đô ba nước trong ngày và đang lên kế hoạch khai thác tuyến bay nối các cố đô - di sản văn hóa của ba nước. Những tuyến bay mới nối liền các điểm tham quan du lịch các nước trong khu vực sẽ góp phần thu hút nhiều du khách tham gia các chương trình liên kết giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết, các quốc gia khu cực cần cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh. Bởi vậy, các quốc gia ASEAN cần thúc đẩy chương trình “One-entry visa” (chính sách cấp visa duy nhất)./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)