Dự án "Trợ giúp phát triển hệ thống quản lý an toàn, môi trường lao động và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong ngành dầu khí Việt Nam" đã được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Đà Nẵng ngày 21/11.
Tham dự hội nghị có đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Đại sứ quán Vương quốc Na Uy tại Việt Nam, các Cục An toàn dầu khí, Cục Kiểm soát ô nhiễm và khí hậu, Cơ quan Kiểm soát đường bờ và Hiệp hội Dầu khí Na Uy; các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn...
Dự án "Trợ giúp phát triển hệ thống quản lý an toàn, môi trường lao động và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong ngành dầu khí Việt Nam" do Chính phủ Vương quốc Na Uy tài trợ, thực hiện từ năm 1996-2011.
Mục tiêu của dự án là thiết lập hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường hiệu quả và bền vững, nhằm giảm thiểu rủi ro thương tật cho con người, giảm thiểu các tai nạn sự cố và tổn hại tới môi trường. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung tổng kết, đánh giá những kết quả mà dự án đạt được, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về việc tổ chức, quản lý dự án, đồng thời chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai dự án.
Qua 3 giai đoạn triển khai, đến nay dự án đã đạt được những kết quả quan trọng, xây dựng và trình Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy quan trọng làm cơ sở cho thực hiện công tác an toàn kiểm soát môi trường.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng ban hành các tài liệu hướng dẫn, xây dựng và triển khai một hệ thống quản lý an toàn kiểm soát môi trường thống nhất, đồng bộ từ Tập đoàn xuống các đơn vị thành viên; tiếp cận các phương pháp quản lý công tác an toàn tiên tiến; đánh giá rủi ro, kiểm định, bảo dưỡng trên cơ sở rủi ro... nhằm chủ động phòng ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất các sự cố, tai nạn.
Bên cạnh đó, công tác ứng phó với các sự cố như cháy nổ, tràn dầu... được nâng lên một bước thông qua các hoạt động như hoàn thiện Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, diễn tập các phương án; xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường, đánh giá rủi ro môi trường và chiến lược ứng phó cho các khu vực có hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
Năng lực công tác an toàn kiểm soát môi trường từng bước được nâng cao thông qua công tác đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn kiểm soát môi trường phục vụ công tác quản lý của Tập đoàn.
Dự án được cả phía tài trợ và phía nhận tài trợ đánh giá cao về mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên tham gia cũng như hiệu quả mà dự án mang lại. Các bên thống nhất dự án đã đạt được các mục tiêu ban đầu đặt ra và đảm bảo đúng tiến độ./.
Tham dự hội nghị có đại diện Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Đại sứ quán Vương quốc Na Uy tại Việt Nam, các Cục An toàn dầu khí, Cục Kiểm soát ô nhiễm và khí hậu, Cơ quan Kiểm soát đường bờ và Hiệp hội Dầu khí Na Uy; các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn...
Dự án "Trợ giúp phát triển hệ thống quản lý an toàn, môi trường lao động và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong ngành dầu khí Việt Nam" do Chính phủ Vương quốc Na Uy tài trợ, thực hiện từ năm 1996-2011.
Mục tiêu của dự án là thiết lập hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường hiệu quả và bền vững, nhằm giảm thiểu rủi ro thương tật cho con người, giảm thiểu các tai nạn sự cố và tổn hại tới môi trường. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung tổng kết, đánh giá những kết quả mà dự án đạt được, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về việc tổ chức, quản lý dự án, đồng thời chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai dự án.
Qua 3 giai đoạn triển khai, đến nay dự án đã đạt được những kết quả quan trọng, xây dựng và trình Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy quan trọng làm cơ sở cho thực hiện công tác an toàn kiểm soát môi trường.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng ban hành các tài liệu hướng dẫn, xây dựng và triển khai một hệ thống quản lý an toàn kiểm soát môi trường thống nhất, đồng bộ từ Tập đoàn xuống các đơn vị thành viên; tiếp cận các phương pháp quản lý công tác an toàn tiên tiến; đánh giá rủi ro, kiểm định, bảo dưỡng trên cơ sở rủi ro... nhằm chủ động phòng ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất các sự cố, tai nạn.
Bên cạnh đó, công tác ứng phó với các sự cố như cháy nổ, tràn dầu... được nâng lên một bước thông qua các hoạt động như hoàn thiện Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, ứng phó sự cố tràn dầu, diễn tập các phương án; xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường, đánh giá rủi ro môi trường và chiến lược ứng phó cho các khu vực có hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
Năng lực công tác an toàn kiểm soát môi trường từng bước được nâng cao thông qua công tác đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn kiểm soát môi trường phục vụ công tác quản lý của Tập đoàn.
Dự án được cả phía tài trợ và phía nhận tài trợ đánh giá cao về mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên tham gia cũng như hiệu quả mà dự án mang lại. Các bên thống nhất dự án đã đạt được các mục tiêu ban đầu đặt ra và đảm bảo đúng tiến độ./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)