Theo Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống thương mại trên đảo Phú Quốc giai đoạn 2009-2015 khoảng 4.000 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 hơn 8.500 tỷ đồng.
Trong đó, vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng chiếm 35% tổng vốn.
Tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu và quan trọng; vốn vay và vốn huy động từ các thành phần kinh tế trong, ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh, kết cấu hạ tầng thương mại.
Tỉnh triển khai thực hiện phân kỳ đầu tư giai đoạn 2009-2015 một số dự án, công trình gồm nâng cấp, hiện đại hóa chợ trung tâm 2 thị trấn Dương Đông, An Thới và nâng cấp cải tạo các chợ dân sinh bán lẻ; xây dựng Trung tâm Thương mại quốc tế Dương Tơ (giai đoạn 1); trung tâm mua sắm tại 2 thị trấn Dương Đông, An Thới; xây dựng chợ tại khu vực nông thôn, siêu thị ở các thị trấn, khu du lịch…
Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2016-2020 tỉnh tập trung một số công trình dự án như xây dựng Trung tâm Thương mại quốc tế Dương Tơ (giai đoạn 2); trung tâm bán buôn và dịch vụ hậu cần tại Dương Tơ; siêu thị tại các khu dân cư, khu đô thị; nâng cấp, cải tạo mạng lưới cửa hàng truyền thống; phát triển các loại hình cửa hàng hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường…
Tỉnh thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài phát triển các loại hình thương mại hiện đại, quy mô lớn; khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và mở rộng quy mô vốn kinh doanh bằng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai. Cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại và phi thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại; khuyến khích sản xuất, kinh doanh gắn với xuất nhập khẩu.
Tỉnh hợp tác và mở rộng liên kết với các địa phương trong nước trên các lĩnh vực như: cung ứng và tiêu thụ hàng hóa tại đảo Phú Quốc bao gồm cả khai thác cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn lao động, vốn đầu tư. Khai thác và phát huy tiềm năng lao động, nguồn vốn từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và những sản phẩm có lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Liên doanh với các nhà phân phối mạnh trong nước phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ tại đảo.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đa dạng hoạt động ngoại thương, tạo điều kiện thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trên cơ sở phát huy lợi thế về địa lý, tiềm năng kinh tế, du lịch. Phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu tại chỗ, nhất là những sản phẩm có lợi thế của đảo Phú Quốc; kiểm soát nhập khẩu; đầu tư tập trung các loại hình dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế./.
Trong đó, vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng chiếm 35% tổng vốn.
Tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu và quan trọng; vốn vay và vốn huy động từ các thành phần kinh tế trong, ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh, kết cấu hạ tầng thương mại.
Tỉnh triển khai thực hiện phân kỳ đầu tư giai đoạn 2009-2015 một số dự án, công trình gồm nâng cấp, hiện đại hóa chợ trung tâm 2 thị trấn Dương Đông, An Thới và nâng cấp cải tạo các chợ dân sinh bán lẻ; xây dựng Trung tâm Thương mại quốc tế Dương Tơ (giai đoạn 1); trung tâm mua sắm tại 2 thị trấn Dương Đông, An Thới; xây dựng chợ tại khu vực nông thôn, siêu thị ở các thị trấn, khu du lịch…
Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2016-2020 tỉnh tập trung một số công trình dự án như xây dựng Trung tâm Thương mại quốc tế Dương Tơ (giai đoạn 2); trung tâm bán buôn và dịch vụ hậu cần tại Dương Tơ; siêu thị tại các khu dân cư, khu đô thị; nâng cấp, cải tạo mạng lưới cửa hàng truyền thống; phát triển các loại hình cửa hàng hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường…
Tỉnh thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài phát triển các loại hình thương mại hiện đại, quy mô lớn; khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và mở rộng quy mô vốn kinh doanh bằng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai. Cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại và phi thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại; khuyến khích sản xuất, kinh doanh gắn với xuất nhập khẩu.
Tỉnh hợp tác và mở rộng liên kết với các địa phương trong nước trên các lĩnh vực như: cung ứng và tiêu thụ hàng hóa tại đảo Phú Quốc bao gồm cả khai thác cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn lao động, vốn đầu tư. Khai thác và phát huy tiềm năng lao động, nguồn vốn từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và những sản phẩm có lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Liên doanh với các nhà phân phối mạnh trong nước phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ tại đảo.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đa dạng hoạt động ngoại thương, tạo điều kiện thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa của các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trên cơ sở phát huy lợi thế về địa lý, tiềm năng kinh tế, du lịch. Phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu tại chỗ, nhất là những sản phẩm có lợi thế của đảo Phú Quốc; kiểm soát nhập khẩu; đầu tư tập trung các loại hình dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)