Huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được mệnh danh là Đảo Ngọc nơi cực Nam Tổ quốc, được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch bậc nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đảo Ngọc trở thành thành phố biển và Đặc khu kinh tế-hành chính Phú Quốc trực thuộc Trung ương từ nay đến năm 2030. Theo đó, Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế.
Tiềm năng và thế mạnh
Phú Quốc có diện tích 565km2, xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, trùng điệp một màu xanh cây rừng, ẩn hiện 99 ngọn núi trập trùng, nhấp nhô như sóng biển. Khoảng 150km bờ biển, trong đó nhiều bãi cát vàng, cát trắng đẹp và thơ mộng trải dài từ phía Nam đến phía Bắc đảo, môi trường trong lành, thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế.
Đảo Ngọc có những địa danh, với nhiều danh lam thắng cảnh luôn hấp dẫn du khách như Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Hàm Ninh, Gành Dầu, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Bãi Vòng, Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Trường, suối Tranh, suối Đá Bàn, Dinh Cậu, Chùa Hộ Quốc, Vườn Quốc gia Phú Quốc… và đặc biệt là di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của đất miền Tây Nam bộ.
Sản phẩm du lịch của Phú Quốc rất phong phú và độc đáo, du khách được tìm hiểu nghề sản xuất nước mắm từ nguyên liệu cá cơm than lưng đen duy chỉ có ở vùng biển Phú Quốc với lịch sử hình thành phát triển gần hai thế kỷ qua; khám phá nghề nuôi trai lấy ngọc trên biển, giống chó xoáy Phú Quốc nổi tiếng; chiêm ngưỡng, hòa quyện vào những vườn hồ tiêu tươi mát một màu xanh; thưởng thức hương vị đậm đà, say nồng của rượu sim và đặc sản bánh canh cá thu, ghẹ Hàm Ninh…
Những năm gần đây, môi trường cảnh quan, hệ thống cơ sở hạ tầng đảo Phú Quốc được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho ngành “công nghiệp không khói” của "Đảo Ngọc phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động du lịch.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo Phú Quốc cho biết Phú Quốc đã quy hoạch chi tiết 22 khu du lịch, với tổng diện tích hơn 5.172ha, trong đó có 11 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch hỗn hợp, 2 khu phức hợp Bãi Trường, 3 khu du lịch ngoài chức năng khác và 4 sân golf. Đó cũng là các nội dung trong quy hoạch tổng thể phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Du lịch Phú Quốc được đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các đề án quy hoạch, dự án thu hút đầu tư, các cơ chế chính sách ưu đãi đã thu hút 145 dự án phát triển du lịch và 480 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tổng vốn đăng ký 915 tỷ đồng.
Trong số các dự án nói trên, hiện có 9 dự án đi vào hoạt động, diện tích 18,46ha, vốn đầu tư 713 tỷ đồng; 14 dự án đang triển khai xây dựng, diện tích 1.347ha, vốn đầu tư 5.688 tỷ đồng.
Sau gần 9 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ đầu tư phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp tầm cỡ thế giới, Đảo Ngọc đã có hạ tầng kinh tế-kỹ thuật cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh chóng, an toàn, tiện lợi của khách du lịch như Sân bay quốc tế Phú Quốc, Cảng biển quốc tế An Thới, tàu cao tốc vận tốc trung bình 20 hải lý/giờ nối thành phố Rạch Giá-Phú Quốc và thị xã Hà Tiên-Phú Quốc.
Hơn 160 cơ sở lưu trú đã và đang đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, trong đó 95 cơ sở đưa vào hoạt động với 2.172 phòng, hàng chục khách sạn xếp hạng 1-4 sao phục vụ tốt nhu cầu lưu trú của du khách.
Phú Quốc hiện có 36 doanh nghiệp, chi nhánh lữ hành hoạt động trên địa bàn, trong đó có hai chi nhánh lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch theo yêu cầu; hoạt động du lịch đường biển, câu cá, lặn ngắm san hô, tham quan cơ sở nuôi trai lấy ngọc trên biển, khám phá những hòn đảo nhỏ phía Nam đảo với hơn 75 phương tiện thủy phục vụ du khách.
Lượt khách du lịch đến Phú Quốc tăng bình quân hàng năm khoảng 13%. Năm 2012, Phú Quốc đón 313.851 lượt khách, trong đó khách quốc tế 92.880 lượt người, với tổng doanh thu đạt trên 910 tỷ đồng, dự kiến năm 2013 đón 400.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế từ 35-40%.
Giải pháp đồng bộ phát triển du lịch
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Phú Quốc, cho biết song song với thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định, các biện pháp mang tính đột phá, linh hoạt và phù hợp với thực tế địa phương, Phú Quốc tiếp tục tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, tranh thủ huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc. Nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ gắn với đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao với các quốc gia trong khu vực và thế giới, thể hiện được thương hiệu du lịch Phú Quốc.
Phú Quốc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa vào thế mạnh, tiềm năng về tài nguyên du lịch, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, sinh thái; hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch kết nối với các tỉnh, vùng, miền và các tỉnh giáp biên của Campuchia, Thái Lan; kết hợp chặt chẽ giữa di tích, thắng cảnh thiên nhiên với các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe... để thu hút, giữ chân du khách; tiếp tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, kiên quyết xử lý các hoạt động làm ảnh hưởng bất lợi đến thương hiệu du lịch Phú Quốc.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện cho biết Sân bay quốc tế Phú Quốc đã đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, với những đường bay nội địa kết nối Phú Quốc với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Rạch Giá và sắp tới đây kết nối với khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng mở những đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan…và các nước châu Âu, đặc biệt là Nga, vì hiện nay trong lượng khách du lịch đến Phú Quốc thì khách Nga chiếm tỷ lệ rất cao.
Ngoài ra, Phú Quốc cũng đang đầu tư xây dựng một số khu resort, nghỉ dưỡng cao cấp 4 sao, 5 sao, nơi sẽ tổ chức những sự kiện mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế; xây dựng những khu vui chơi, giải trí, sân golf... để thu hút lượng khách nước ngoài có thu nhập cao vào Phú Quốc./.
Quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đảo Ngọc trở thành thành phố biển và Đặc khu kinh tế-hành chính Phú Quốc trực thuộc Trung ương từ nay đến năm 2030. Theo đó, Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế.
Tiềm năng và thế mạnh
Phú Quốc có diện tích 565km2, xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, trùng điệp một màu xanh cây rừng, ẩn hiện 99 ngọn núi trập trùng, nhấp nhô như sóng biển. Khoảng 150km bờ biển, trong đó nhiều bãi cát vàng, cát trắng đẹp và thơ mộng trải dài từ phía Nam đến phía Bắc đảo, môi trường trong lành, thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế.
Đảo Ngọc có những địa danh, với nhiều danh lam thắng cảnh luôn hấp dẫn du khách như Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Hàm Ninh, Gành Dầu, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Bãi Vòng, Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Trường, suối Tranh, suối Đá Bàn, Dinh Cậu, Chùa Hộ Quốc, Vườn Quốc gia Phú Quốc… và đặc biệt là di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của đất miền Tây Nam bộ.
Sản phẩm du lịch của Phú Quốc rất phong phú và độc đáo, du khách được tìm hiểu nghề sản xuất nước mắm từ nguyên liệu cá cơm than lưng đen duy chỉ có ở vùng biển Phú Quốc với lịch sử hình thành phát triển gần hai thế kỷ qua; khám phá nghề nuôi trai lấy ngọc trên biển, giống chó xoáy Phú Quốc nổi tiếng; chiêm ngưỡng, hòa quyện vào những vườn hồ tiêu tươi mát một màu xanh; thưởng thức hương vị đậm đà, say nồng của rượu sim và đặc sản bánh canh cá thu, ghẹ Hàm Ninh…
Những năm gần đây, môi trường cảnh quan, hệ thống cơ sở hạ tầng đảo Phú Quốc được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho ngành “công nghiệp không khói” của "Đảo Ngọc phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động du lịch.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo Phú Quốc cho biết Phú Quốc đã quy hoạch chi tiết 22 khu du lịch, với tổng diện tích hơn 5.172ha, trong đó có 11 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch hỗn hợp, 2 khu phức hợp Bãi Trường, 3 khu du lịch ngoài chức năng khác và 4 sân golf. Đó cũng là các nội dung trong quy hoạch tổng thể phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 theo Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Du lịch Phú Quốc được đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các đề án quy hoạch, dự án thu hút đầu tư, các cơ chế chính sách ưu đãi đã thu hút 145 dự án phát triển du lịch và 480 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tổng vốn đăng ký 915 tỷ đồng.
Trong số các dự án nói trên, hiện có 9 dự án đi vào hoạt động, diện tích 18,46ha, vốn đầu tư 713 tỷ đồng; 14 dự án đang triển khai xây dựng, diện tích 1.347ha, vốn đầu tư 5.688 tỷ đồng.
Sau gần 9 năm thực hiện chủ trương của Chính phủ đầu tư phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp tầm cỡ thế giới, Đảo Ngọc đã có hạ tầng kinh tế-kỹ thuật cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh chóng, an toàn, tiện lợi của khách du lịch như Sân bay quốc tế Phú Quốc, Cảng biển quốc tế An Thới, tàu cao tốc vận tốc trung bình 20 hải lý/giờ nối thành phố Rạch Giá-Phú Quốc và thị xã Hà Tiên-Phú Quốc.
Hơn 160 cơ sở lưu trú đã và đang đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, trong đó 95 cơ sở đưa vào hoạt động với 2.172 phòng, hàng chục khách sạn xếp hạng 1-4 sao phục vụ tốt nhu cầu lưu trú của du khách.
Phú Quốc hiện có 36 doanh nghiệp, chi nhánh lữ hành hoạt động trên địa bàn, trong đó có hai chi nhánh lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch theo yêu cầu; hoạt động du lịch đường biển, câu cá, lặn ngắm san hô, tham quan cơ sở nuôi trai lấy ngọc trên biển, khám phá những hòn đảo nhỏ phía Nam đảo với hơn 75 phương tiện thủy phục vụ du khách.
Lượt khách du lịch đến Phú Quốc tăng bình quân hàng năm khoảng 13%. Năm 2012, Phú Quốc đón 313.851 lượt khách, trong đó khách quốc tế 92.880 lượt người, với tổng doanh thu đạt trên 910 tỷ đồng, dự kiến năm 2013 đón 400.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế từ 35-40%.
Giải pháp đồng bộ phát triển du lịch
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Phú Quốc, cho biết song song với thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định, các biện pháp mang tính đột phá, linh hoạt và phù hợp với thực tế địa phương, Phú Quốc tiếp tục tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, tranh thủ huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc. Nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ gắn với đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao với các quốc gia trong khu vực và thế giới, thể hiện được thương hiệu du lịch Phú Quốc.
Phú Quốc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa vào thế mạnh, tiềm năng về tài nguyên du lịch, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, sinh thái; hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch kết nối với các tỉnh, vùng, miền và các tỉnh giáp biên của Campuchia, Thái Lan; kết hợp chặt chẽ giữa di tích, thắng cảnh thiên nhiên với các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe... để thu hút, giữ chân du khách; tiếp tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, kiên quyết xử lý các hoạt động làm ảnh hưởng bất lợi đến thương hiệu du lịch Phú Quốc.
Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện cho biết Sân bay quốc tế Phú Quốc đã đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, với những đường bay nội địa kết nối Phú Quốc với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Rạch Giá và sắp tới đây kết nối với khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng mở những đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan…và các nước châu Âu, đặc biệt là Nga, vì hiện nay trong lượng khách du lịch đến Phú Quốc thì khách Nga chiếm tỷ lệ rất cao.
Ngoài ra, Phú Quốc cũng đang đầu tư xây dựng một số khu resort, nghỉ dưỡng cao cấp 4 sao, 5 sao, nơi sẽ tổ chức những sự kiện mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế; xây dựng những khu vui chơi, giải trí, sân golf... để thu hút lượng khách nước ngoài có thu nhập cao vào Phú Quốc./.
Lê Huy Hải (TTXVN)