Ngày 9/6, tại thành phố Nha Trang, Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung” với sự tham dự của hơn 300 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và các địa phương từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận; các nhà kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Ông Nguyễn Bá Thanh- Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng ban Điều phối Vùng điều hành hội thảo.
Theo báo cáo đề dẫn, vùng duyên hải miền Trung có nhiều danh thắng và tập trung hầu hết các bãi biển đẹp của cả nước, lại có tài nguyên du lịch rừng, núi khá phong phú, là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái.
Trong giai đoạn 2008- 2012, lượng khách du lịch đến vùng này có mức tăng trưởng hơn 13%/ năm. Riêng năm 2012, tổng lượng du khách đạt gần 17 triệu lượt, trong đó khách quốc tế hơn 4 triệu lượt, doanh thu chuyên ngành du lịch của vùng đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, trên thị trường du lịch quốc tế, thương hiệu của các địa phương và của vùng vẫn chưa đủ mạnh để cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Việc xác định sản phẩm du lịch đặc thù, chủ lực của từng địa phưong hiện vẫn còn mờ nhạt, chưa có sự kết nối các sản phẩm du lịch nhằm khai thác lợi thế quy mô vùng, chưa đầu tư đúng mức để tạo ra các sản phẩm du lịch vượt trội...
Gần 20 báo cáo, tham luận tại hội thảo đã làm rõ những hạn chế của các tỉnh, thành trong vùng, như cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ; nguồn nhân lực du lịch chưa đảm bảo, toàn vùng còn thiếu các cơ sở đào tạo chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ ngành du lịch hạn chế.
Đặc biệt, sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương vẫn còn mang tính hình thức, chưa có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; liên kết tạo sản phẩm du lịch mang tính vùng vẫn còn bỏ ngỏ...
Theo Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa, cả vùng có lợi thế du lịch và cơ cấu kinh tế giống nhau, nên xảy ra tình trạng cạnh tranh. Không có cách nào khác là 9 tỉnh, thành phải liên kết để cùng phát triển.
Nhiều đại biểu cho rằng mỗi địa phương nên đầu tư để có những sản phẩm vượt trội, độc đáo, sau đó liên kết theo nhóm như sản phẩm “Con đường di sản” giữa ba tỉnh Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam.
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng) cho rằng di sản văn hóa phi vật thể cũng là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch của vùng, như lễ hội, ẩm thực... Mỗi tỉnh chỉ nên chọn 1-2 lễ hội tiêu biểu để đầu tư đưa vào khai thác du lịch, đây cũng là hình thức liên kết.
Hội thảo thống nhất cần quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, qua đó xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương và của toàn vùng. Đồng thời cần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chiến lược xúc tiến, tạo thương hiệu du lịch riêng cho vùng duyên hải miền Trung./.
Ông Nguyễn Bá Thanh- Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng ban Điều phối Vùng điều hành hội thảo.
Theo báo cáo đề dẫn, vùng duyên hải miền Trung có nhiều danh thắng và tập trung hầu hết các bãi biển đẹp của cả nước, lại có tài nguyên du lịch rừng, núi khá phong phú, là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái.
Trong giai đoạn 2008- 2012, lượng khách du lịch đến vùng này có mức tăng trưởng hơn 13%/ năm. Riêng năm 2012, tổng lượng du khách đạt gần 17 triệu lượt, trong đó khách quốc tế hơn 4 triệu lượt, doanh thu chuyên ngành du lịch của vùng đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, trên thị trường du lịch quốc tế, thương hiệu của các địa phương và của vùng vẫn chưa đủ mạnh để cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Việc xác định sản phẩm du lịch đặc thù, chủ lực của từng địa phưong hiện vẫn còn mờ nhạt, chưa có sự kết nối các sản phẩm du lịch nhằm khai thác lợi thế quy mô vùng, chưa đầu tư đúng mức để tạo ra các sản phẩm du lịch vượt trội...
Gần 20 báo cáo, tham luận tại hội thảo đã làm rõ những hạn chế của các tỉnh, thành trong vùng, như cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ; nguồn nhân lực du lịch chưa đảm bảo, toàn vùng còn thiếu các cơ sở đào tạo chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ ngành du lịch hạn chế.
Đặc biệt, sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương vẫn còn mang tính hình thức, chưa có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả; liên kết tạo sản phẩm du lịch mang tính vùng vẫn còn bỏ ngỏ...
Theo Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa, cả vùng có lợi thế du lịch và cơ cấu kinh tế giống nhau, nên xảy ra tình trạng cạnh tranh. Không có cách nào khác là 9 tỉnh, thành phải liên kết để cùng phát triển.
Nhiều đại biểu cho rằng mỗi địa phương nên đầu tư để có những sản phẩm vượt trội, độc đáo, sau đó liên kết theo nhóm như sản phẩm “Con đường di sản” giữa ba tỉnh Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam.
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn (Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng) cho rằng di sản văn hóa phi vật thể cũng là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch của vùng, như lễ hội, ẩm thực... Mỗi tỉnh chỉ nên chọn 1-2 lễ hội tiêu biểu để đầu tư đưa vào khai thác du lịch, đây cũng là hình thức liên kết.
Hội thảo thống nhất cần quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, qua đó xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương và của toàn vùng. Đồng thời cần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chiến lược xúc tiến, tạo thương hiệu du lịch riêng cho vùng duyên hải miền Trung./.
Tiên Minh (TTXVN)